Đề xuất 2 phương án Chủ đề Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp về Chủ đề, Phương châm, Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội do Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, bước đầu Tiểu ban Văn kiện đề xuất 2 phương án Chủ đề và 2 phương án Phương châm Đại hội.
Góp ý vào 3 Đề án của Trung ương do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì Trao quyết định công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hà Nội: Quan tâm thực chất và toàn diện công tác thanh niên

Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Tổ trưởng Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng Văn kiện; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyên Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội qua các thời kỳ; chuyên gia, nhà khoa học thuộc các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các thành viên Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Đề xuất 2 phương án Chủ đề Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, sẽ diễn ra đầu quý IV/2025.

Để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho Đại hội được tổ chức thành công tốt đẹp, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ban hành các kế hoạch tổ chức phục vụ Đại hội, chỉ đạo thành lập các Tiểu ban, trong đó Tiểu ban Văn kiện thành lập Ban biên tập và các Tổ biên tập văn kiện. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Tiểu ban Văn kiện đã tích cực triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch đề ra, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ.

Về Chủ đề, Phương châm Đại hội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, bước đầu Tiểu ban Văn kiện đề xuất 2 phương án Chủ đề và 2 phương án Phương châm Đại hội.

Cụ thể về Chủ đề Đại hội: Phương án 1 là “Gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người Hà Nội, khối đại đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại; chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo; phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn hiến, văn minh, hiện đại và hạnh phúc”.

Phương án 2 là “Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; phát huy truyền thống, sức mạnh văn hóa, con người Hà Nội kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế; thúc đẩy khát vọng phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại”.

Về Phương châm Đại hội: Phương án 1 là “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển” và Phương án 2 là “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”.

Đối với Đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội XVIII, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII tại Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố cần kế thừa kết cấu của Báo cáo chính trị tại Đại hội XVII.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới về cấu trúc và cách trình bày trong nội dung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII; tiếp cận và tiếp thu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô (sửa đổi), điều chỉnh các quy hoạch phát triển Thủ đô (tầm nhìn đến năm 2045, 2050, 2065), kết quả Tổng kết 40 năm đổi mới, các định hướng phát triển Thủ đô gắn với các định hướng lớn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Dự thảo Đề cương của Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố được bố cục theo kết cấu gồm 2 phần: Phần thứ nhất là đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố (2020 - 2025); Phần thứ hai là mục tiêu tổng quát, những chỉ tiêu chính, nhiệm vụ chủ yếu, khâu đột phá và những giải pháp trọng tâm của Thủ đô giai đoạn 5 năm 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề xuất 2 phương án Chủ đề Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Quang cảnh Hội nghị.

Với trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết đối với Thủ đô và với nhiều kinh nghiệm quý trên cương vị công tác đã từng đảm nhiệm, tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Đề cương của Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố. Trong đó, có đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố (2020 - 2025); mục tiêu tổng quát; những chỉ tiêu chính, nhiệm vụ chủ yếu, khâu đột phá và những giải pháp trọng tâm của Thủ đô giai đoạn 5 năm 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu cũng đóng góp về các nhiệm vụ, giải pháp được nêu ra trong Đề cương nhằm đảm bảo bao quát đầy đủ và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị. Đồng thời, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Thành phố; khắc phục được các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao và trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, thể hiện tình cảm sâu sắc với Thủ đô Hà Nội.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Tổ Biên tập và xây dựng văn kiện, bộ phận giúp việc Tổ Biên tập và các cơ quan, đơn vị liên quan, trực tiếp tham mưu, xây dựng nội dung các dự thảo, nghiêm túc tiếp thu tất cả những ý kiến phát biểu cũng như góp ý trực tiếp vào văn bản của các đại biểu dự Hội nghị để bổ sung, điều chỉnh nội dung các dự thảo, tổng hợp và báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, để triển khai các bước tiếp theo.

Thành ủy Hà Nội mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện Báo cáo chính trị trình Đại hội.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: “Nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ Thành phố có dấu ấn và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của Thủ đô cũng như đất nước trong giai đoạn mới. Những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, các nhà chuyên gia, nhà khoa học giúp Thành phố thêm cơ sở khoa học; đánh giá đúng thực trạng, thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, thách thức để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất”.

Hoàng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động