Để văn hóa các dân tộc tỏa sáng ở Thủ đô
Bồi đắp thêm văn hóa truyền thống | |
Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc |
Ngôn ngữ “giao tiếp” đặc sắc
Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật của mình và giữ gìn qua các thế hệ.
Văn hóa cồng chiêng Hà Nội được bảo tồn và phát huy |
Từ bao đời nay, cồng, chiêng được sử dụng trong tất cả các dịp lễ, tết, trong đám cưới, tang ma... Người Mường dùng cồng chiêng trong nhiều lễ nghi, lễ hội, trong công việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, xóm mường. Chiêng được dùng cho việc đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới, mừng nhà mới, xuống đồng sản xuất, bảo vệ bản mường...
Người dân tộc Mường coi tiếng chiêng là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên, giữa người với người, cầu mong cho nhân khang, vật thịnh. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những tiếng cười vui rộn rã của mọi người đi trẩy hội. Tiếng cồng, chiêng lễ hội vang lên xua tan hết mệt mỏi, buồn phiền của con người. Với người Mường, tiếng chiêng của lễ hội là tiếng chiêng của may mắn, của những ước nguyện ấm no, hạnh phúc.
Không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời và được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Từ xa xưa, người Mường đã thổi hồn cho cồng chiêng và sáng tác ra những điệu nhạc mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Một bộ cồng, chiêng đầy đủ thường có 10 đến 12 chiếc, tất cả đều có núm kích cỡ to nhỏ và thanh âm khác nhau.
Dụng cụ để đánh cồng chiêng là dùi được làm bằng gỗ cứng, tùy theo từng chiếc chiêng to, nhỏ mà làm dùi dài, ngắn. Chiếc to và dài nhất có thể lên đến 40cm, ngắn nhất khoảng 20cm, đầu quấn vải mềm. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân hoặc ngoài các bãi rộng để đánh, hay xách một cái rồi cùng nhau đánh, tạo nên những thanh âm hùng tráng giữa núi rừng. Người Mường thường sử dụng cả dàn cồng chiêng trong các phường, hội. Còn trong các việc báo tang, báo hỷ, hội họp cồng, chiêng được sử dụng từ 1 đến 3 chiếc.
Ở phía Bắc, cồng chiêng là “tiếng nói” của người dân tộc Mường trong nhiều nghi thức giao tiếp cộng đồng. Đối với người Mường ở Hòa Bình, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa rất đặc biệt, vì vậy, việc bảo vệ và phát huy là điều vô cùng ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của bà con dân tộc.Ở Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Ở Đắc Lắc, dân tộc M’nông coi âm thanh của cồng chiêng trong lễ hội sẽ kết nối với các thần linh, có thể gọi thần tốt đến và nhờ sự trợ giúp của họ đuổi các ma xấu. Vì thế, tính tâm linh ở các lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần qua tiếng chiêng luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy.
Văn hóa núi rừng vang vọng Thủ đô
Năm 2008, khi hợp nhất từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về với Hà Nội, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) chưa biết đánh cồng chiêng. Theo Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân, đã có thời kỳ văn hóa cồng chiêng của bản Mường bị mai một, tưởng chừng như sẽ mất đi hoàn toàn.
“Trước đây, trong những năm kháng chiến chống mỹ có rất nhiều gia đình khó khăn đã bán chiếc cồng chiêng của mình để sinh sống. Sau này khi hòa bình lập lại, số cồng chiêng trong bản mường không còn nhiều, trong khi người già biết chơi cồng chiêng thì dần mất đi, thế hệ trẻ kế cận ít người quan tâm nên văn hóa cồng chiêng ở đây dần mai một. Hơn 10 năm trước, khi một số xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hợp nhất về với thành phố Hà Nội, được sự quan tâm của Thành phố, văn hóa cồng chiêng bắt đầu được khôi phục”.
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn biểu diễn cồng chiêng trên sân khấu |
Theo nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc Mường, năm 2009, huyện Thạch Thất đã đầu tư cho ba xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, mỗi xã 2 bộ cồng chiêng để đồng bào sử dụng. Cùng với đó, huyện Thạch Thất đã mời các nghệ nhân đánh cồng chiêng uy tín của tỉnh Hòa Bình mở lớp dạy nghệ thuật cồng chiêng cho đồng bào Mường, thu hút hàng trăm người tham gia.
Là người sinh ra và lớn lên ở bản Mường tỉnh Hòa Bình, gắn bó với rừng núi, cây trái, ruộng bậc thang và tiếng cồng chiêng từ khi còn nhỏ, nét văn hóa của dân tộc đã ngấm sâu vào con người nghệ nhân Bích Thìn, để từ đó, bà luôn tâm niệm phải giữ gìn và bảo vệ nét văn hóa đặc sắc này. Trong nhiều năm qua, bà đã đảm nhiệm vai trò là người truyền dạy cồng chiêng cho người dân tộc Mường trong huyện và truyền đạt văn hóa cồng chiêng tới nhiều đội văn nghệ dân gian trong thành phố Hà Nội.
Bà Thìn cho biết, cồng của người Mường Thạch Thất có nét đặc sắc riêng, có quai xách, khi chơi mỗi người xách một cồng; còn cồng ở Tây Nguyên, người ta treo bộ chiêng trên giá chiêng. Cồng chiêng của người Mường Thạch Thất có núm ở giữa, của người Tây Nguyên không có núm. Ngay cả tiếng chiêng của người Mường vùng Thanh Hóa, Nghệ An cũng khác với người Mường ở Hà Nội.Một bộ cồng chiêng của người Mường ở Thạch Thất có từ 12 đến 17 chiếc, nhưng thường là 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Tiếng cồng chiêng được ngân vang trong ngày lễ hội, ngày Tết cổ truyền thay lời chúc cho gia chủ năm mới trâu, bò đầy chuồng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, bản làng no ấm, yên vui.
“Cho đến nay tôi đã đi truyền dạy cồng chiêng cho rất nhiều các đội cồng chiêng ở Hà Nội. Tôi rất vui mừng khi hiện nay phong trào giữ gìn văn hóa cồng chiêng ở Thạch Thất được bà con ủng hộ tham gia, chính quyền chú trọng. Các nhà trường cũng đã bắt đầu đưa văn hóa cồng chiêng vào giới thiệu cho học sinh, để các cháu có ý thức bảo vệ, bảo tồn và nối dõi di sản đặc sắc này”, nghệ nhân Bích Thìn tự hào chia sẻ.
Ðã nhiều năm qua, tiếng cồng, tiếng chiêng gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Mường của Thủ đô trong những ngày lễ hội, những dịp Tết đến, xuân về.Với những giá trị nghệ thuật của không gian văn hóa cồng chiêng, Hà Nội đang nỗ lực giữ gìn di sản văn hóa đặc sắc này, để văn hóa núi rừng không bị nhạt nhòa giữa Thủ đô.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35