Níu giữ “hồn” chiêng xứ Mường

(LĐTĐ) Nói đến “kho báu” văn hóa của đất Mường, trước hết phải nói đến cồng chiêng, bởi đó là biểu trưng cho hồn cốt dân tộc Mường. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường, Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn (thôn Đồng Dâu, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã vận động thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng, phối hợp cùng chính quyền địa phương gìn giữ, quảng bá loại hình nghệ thuật này.
Giữ tiếng chiêng ngân xa Tiếng chiêng gọi xuân về

“Níu hồn” cồng chiêng

Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn năm nay đã ngoài 70, cả cuộc đời bà gắn bó với đất Đồng Dâu, với tiếng chiêng của bản làng mình. Ngày bé, vì nhà nghèo mà khi lên 8, bà Thìn đã phải đi làm thuê kiếm sống. Làng Đồng Dâu khi ấy có gia đình giàu có, lại có dàn chiêng cổ. Để được nhìn thấy dàn chiêng quý, được nghe tiếng chiêng vang lên mỗi ngày, bà Thìn đã xin vào nhà ấy trông trẻ. Những dịp lễ, Tết, nhà chủ đông khách đến đánh chiêng, bà mê mải nghe, vừa bế em vừa học lỏm cách đánh. Dần dần, những nốt chiêng thấm vào tâm hồn bà từ lúc nào. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng lớn lên, bà Thìn quyết tâm rời bản làng đi học. Năm 1974, bà trúng tuyển lớp đạo diễn sân khấu - là khoá sinh viên đầu tiên của Trường Lý luận nghiệp vụ trực thuộc Bộ Văn hóa (tiền thân của Trường Đại học Văn hóa ngày nay). Ra trường, bà đã trải qua nhiều môi trường công tác, từ Sở Văn hoá tỉnh Hà Sơn Bình, Phòng văn hoá huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), sau đó tham gia Ban Văn hoá xã Tiến Xuân.

Níu giữ  “hồn” chiêng xứ Mường
Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn góp phần gìn giữ, quảng bá nghệ thuật cồng chiêng người Mường. Ảnh: Phương Ngân

Trong quá trình công tác tại xã Tiến Xuân, nghệ nhân Bích Thìn tích cực tham gia hoạt động văn hóa, xã hội. Trước tình trạng nhiều người đã bán cồng chiêng, lo lắng nguy cơ mai một, bà tìm gặp những người cao tuổi nắm giữ nhiều kiến thức về văn hóa cồng chiêng hỏi han, xin truyền dạy. Tích lũy được kiến thức phong phú, bà đã khôi phục thành công nhiều bản cồng chiêng. Khi đội văn nghệ của xã đi thi ở các địa phương, nghệ nhân Bích Thìn khéo léo lồng các tiết mục cồng chiêng vào các vở diễn. Ðiều đó giúp nhiều người hiểu về giá trị cồng chiêng, nghệ thuật cồng chiêng của người Mường cũng được nhiều người biết đến. Là người có năng khiếu nghệ thuật, lại được đào tạo bài bản, bà Thìn đã dàn dựng cho xã nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc tham dự hội diễn của huyện, tỉnh và đoạt giải cao. Điều đáng quý là trong những tiết mục mà bà vừa làm biên kịch, vừa làm đạo diễn kiêm diễn viên ấy, có nhiều tiết mục khơi gợi lại hình ảnh cồng chiêng của dân tộc Mường. Nhiều năm truyền dạy cồng chiêng cho người dân tộc Mường cũng như truyền đạt văn hóa cồng chiêng tới các đội văn nghệ dân gian của Thủ đô Hà Nội, nghệ nhân Bích Thìn đúc kết rằng, đánh chiêng rất khó, không phải muốn là làm ngay được.

“Hiện nay, xã Tiến Xuân có đến 70% dân số là người Mường, nhiều người dân biết đánh chiêng, nhưng đạt độ điêu luyện, có nghề thì chưa có mấy người. Phải qua rất nhiều buổi hướng dẫn thì bà Thìn mới truyền dạy được một bài chiêng. Nhớ được nhịp, cách đánh rồi, người học phải chăm chỉ luyện tập hàng ngày, hàng tuần thì những nốt chiêng mới trở nên mềm mại, uyển chuyển. Tôi đã cố gắng phổ cập được trong làng, ngoài xã hai bài “Bông trắng bông vàng” và “Sắc bùa”. Đây là những bài chiêng truyền thống của người Mường”, bà Thìn bày tỏ.

Để tiếng cồng chiêng mãi ngân xa

Nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn cho biết, trong quá trình duy trì và phát triển, nghệ thuật cồng chiêng của người Mường đã bị mai một nhiều. Dấu tích về những bộ chiêng cổ không còn đậm nét nhưng đối với đồng bào Mường, nghệ thuật cồng chiêng không chỉ là tài sản quý mà còn mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc, cần được khôi phục và gìn giữ, bảo tồn. Chính tiếng chiêng là nguồn sức mạnh tinh thần giúp nhiều người vượt qua những trắc trở trong cuộc sống. Cũng chính tiếng chiêng đã giúp bà và người dân Tiến Xuân được biểu diễn trên những sân khấu lớn. Từ đó, bà quyết tâm thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân do bà làm chủ nhiệm. Bà vận động những chàng trai, cô gái các thôn bản tham gia tập luyện, truyền dạy cho họ kỹ thuật đánh, cách đo âm vực cồng chiêng bằng sải tay, giảng giải ý nghĩa văn hoá được mã hoá trong chuỗi âm thanh trầm bổng. Ban ngày làm nương rẫy, tối về bà Thìn lại đạp xe đến các thôn bản để dạy đánh chiêng. Không chỉ là người truyền lửa, bà còn kết nối các đội chiêng bằng cách tổ chức những buổi giao lưu biểu diễn.

Bà Thìn nhớ lại, năm 2009, bà và một số chị em được tham gia đoàn biểu diễn của Thủ đô Hà Nội đi dự Festival Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Được biểu diễn trên sân khấu lớn, bà càng thêm tự hào văn hoá cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình. Năm 2014, bà Thìn cùng đội văn nghệ được tham gia Liên hoan các loại hình múa dân gian Hà Nội, được biểu diễn chiêng và tổ hợp các bài hát múa dân gian truyền thống do bà dàn dựng tại Tượng đài Lý Thái Tổ. Những tràng pháo tay không ngớt, những lời khen ngợi của công chúng Thủ đô khiến bà lâng lâng hạnh phúc. Đó chính là động lực để bà giữ lửa nghề.

Để vực dậy điệu “hồn” chiêng xứ Mường, trong nhiều năm liền huyện Thạch Thất đã tổ chức các lớp truyền dạy cách đánh cồng chiêng tập trung cho người dân. Không ai khác, nghệ nhân Bích Thìn là người kiên trì đứng lớp gần chục năm trời. Để thắp lửa đam mê biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường, bà đã miệt mài hướng dẫn người dân cách sử dụng cồng chiêng, đánh được các bài chiêng, học hát dân ca Mường. Thậm chí, năm 2015, ngay khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, với phần thưởng 10 triệu là đồng, bà Thìn đã bỏ thêm tiền để mua 1 bộ chiêng về phục vụ cho việc truyền dạy cho người dân. Đến nay, bà Thìn luôn đau đáu làm sao có thể dốc hết vốn liếng cồng chiêng để truyền lại cho các thế hệ sau, để khỏi tiếc xót khi vốn văn hoá dân gian ngày càng rơi rụng. “Tôi mong rằng Nhà nước cũng như Thành phố có thêm chính sách khuyến khích lớp trẻ giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Hỗ trợ việc dạy và thực hành di sản để có thể tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di sản cồng chiêng của người Mường nói riêng và các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội nói chung”, bà Thìn chia sẻ.

Giờ đây, tiếng chiêng là âm thanh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết rộn ràng ở Tiến Xuân cũng như các xã miền núi huyện Thạch Thất. Tiếng chiêng ngân lên ngày đầu năm mới để khởi đầu một năm ấm no, trâu bò đầy chiêng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, yên vui. Tiếng chuông ngày hội như chào mời, thúc giục du khách xa gần; tiếng chiêng gióng lên chúc phúc hạnh phúc lứa đôi. Nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng dần dần được khôi phục, thôn bản cũng thay da đổi thịt từng ngày./.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân, Tiến Xuân là một trong 3 địa phương tập trung đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống của huyện Thạch Thất. Nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mường như: Ném còn, hát ca hát ví và đặc biệt là cồng chiêng vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới là Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.
Kim Tiến - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức Lễ viếng, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố và Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ.
Xem thêm
Phiên bản di động