Đề nghị mức phụ cấp cao nhất với cán bộ y tế cơ sở khi cải cách tiền lương
Quan tâm hơn nữa về đãi ngộ với cán bộ y tế cơ sở
Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 đợt 2, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5. Bà Đào Hồng Lan - Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia giải trình các nội dung liên quan đến lĩnh vực ngành được cử tri và đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan (Ảnh: Văn phòng Quốc hội). |
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách đối với cán bộ dân số, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, việc triển khai thực hiện Kết luận số 25 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023 về việc triển khai thực hiện các chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ dân số không nằm trong đối tượng tại Nghị định số 05 này.
"Trong thời gian đó, Bộ Y tế cũng đã nhận được kiến nghị của cử tri về chế độ cán bộ làm công tác dân số. Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác tại các địa phương để nắm bắt tình hình. Từ đó, Bộ đã có văn bản 5492 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh việc rà soát lại chính sách cho cán bộ dân số", Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách của địa phương có nhiều nơi bố trí cán bộ dân số làm công tác khác nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định. Bộ đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát lại để đảm bảo đúng vị trí việc làm, đúng chức danh. Trong trường hợp phải làm các nhiệm vụ y tế khác thì phải đảm bảo phụ cấp.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Bộ cũng đã đề nghị, sắp tới khi triển khai cải cách tiền lương, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số. Làm sao đảm bảo phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo đội ngũ y tế có đủ điều kiện làm việc".
Nên trao quyền cho cơ sở y tế trong mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế
Liên quan đến vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trước nghị trường Quốc hội, người đứng đầu ngành Y tế bày tỏ cảm ơn tới Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành để tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách.
"Có thể nói, ngành Y tế là một trong những ngành được ưu tiên nhất liên quan đến cơ chế, chính sách để giải quyết việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế", Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan lấy ví dụ: Các đơn vị khác khi mua sắm phải đảm bảo có 3 báo giá, riêng ngành Y tế có những quy định tháo gỡ là chỉ cần 1 báo giá; thứ nữa là vấn đề giá thấp nhất thì đã có văn bản tháo gỡ, ngành Y tế được mua với giá không phải thấp nhất nếu được Hội đồng khoa học đảm nhận và làm rõ được các nội dung; Luật Đấu thầu cũng đưa được rất nhiều nội dung mua sắm, đấu thầu đặc trưng cho ngành Y tế.
Bộ trưởng đặt ra vấn đề, với những nghị quyết của Quốc hội tháo gỡ về nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Như vậy nguồn cung được "tháo" rồi, cơ chế chính sách được "tháo" rồi. Vậy vì sao chúng ta vẫn còn thiếu?
Bộ trưởng lý giải, hiện nay vấn đề mua thuốc có 3 nơi đảm nhận: Bộ Y tế đấu thầu tập trung cấp quốc gia (chiếm 16-18%); các tỉnh đấu thầu tập trung và các cơ sở y tế trực tiếp chủ động đấu thầu. Bộ trưởng cũng đặt dấu hỏi: "Tại sao cơ chế chính sách đã tháo gỡ rồi, nhưng còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện".
Về phía Bộ, từ tháng 8 đến tháng 10, Bộ liên tục có những văn bản đề nghị các nơi tổng hợp lại những vấn đề còn vướng mắc để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền tiếp tục tháo gỡ. Bộ trưởng cho biết, có mấy vấn đề đặt ra khiến xảy ra tình trạng ở cơ sở, đó là:
Thứ nhất, do việc triển khai thực tế ở địa rất nhiều đơn vị phương giao cho những đơn vị đấu thầu. Các bác sĩ làm chuyên môn, chưa có chuyên môn sâu về đấu thầu nên trong quá trình làm còn lúng túng.
Thứ hai, việc phân cấp phân quyền: Ví dụ như Bộ đã phân cấp toàn diện cho các cơ sở thuộc Bộ đảm nhiệm việc mua sắm. Tuy nhiên, ở địa phương cũng có nơi các cơ sở y tế cũng chỉ đảm bảo mua dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng phải trình qua Sở Y tế, Sở Tài chính, ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nên việc mua sắm rất lâu. Bộ mong thời gian tới các tỉnh rà soát lại quy định này làm sao đảm bảo được vừa quản lý được và trao quyền cho các đơn vị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30