Đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”

(LĐTĐ) Ngày 17/7, phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” chuyển sang phần tranh luận. Tại phiên tòa Đại diện Viện Kiểm sát đã trình bày quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 54 bị cáo.
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo khai gì về quá trình "chạy án"? Vụ án "chuyến bay giải cứu": Các bị cáo tiếp tục khai bị ép đưa hối lộ 253 lần nhận hối lộ, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị ám ảnh án tử hình

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), 253 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, là bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án Tử hình.

Theo bản luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, có 21/54 bị cáo bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”. Quá trình điều tra, truy tố và phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa xác định các bị cáo đã có hành vi nhận tiền của đại diện các doanh nghiệp để đề xuất, trình duyệt, duyệt phát hành công văn để cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước.

Trong phần thẩm vấn tại phiên tòa, một số bị cáo cho rằng hành vi nhận tiền của mình là do các doanh nghiệp cảm ơn sau khi thực hiện thành công các “chuyến bay giải cứu”.

Đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Viện Kiểm sát xác định đây là việc đánh tráo khái niệm cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra tiền lệ xấu cho xã hội; do vậy cần phải nhận thức cho đúng để loại bỏ “văn hóa phong bì” ra khỏi đời sống xã hội.

Các bị cáo nhận một số tiền đặc biệt lớn cho cá nhân mình trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp cả nước chắt chiu quyên góp cho Quỹ vắc xin, cho công tác cứu trợ nhằm phòng, chống dịch.

Đại diện Viện Kiểm sát đánh giá bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để gây khó khăn cho đại diện các doanh nghiệp tham gia chuyến bay combo. Các doanh nghiệp xin cho công nhân, người lao động về nước phải chi cho Kiên theo mức tiền mà Kiên yêu cầu để được Bộ Y tế đồng ý xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao.

Kiên bị đánh giá là đã nhận hối lộ với số lần nhiều nhất, tổng số tiền nhiều nhất và thủ đoạn cũng trắng trợn nhất trong số các bị cáo với 253 lần nhận hối lộ, tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội, Kiên đã chuyển trả lại tiền cho một số người và nhờ họ khai báo số tiền vay mượn cá nhân. Do vậy, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc cho bị cáo Phạm Trung Kiên.

Trong vụ án này, 4 bị cáo bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đều nguyên là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia gồm: Trần Việt Thái (cựu Đại sứ), Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương.

Đại diện Viện Kiểm sát xác định từ tháng 5/2021 - 1/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức được 8 chuyến bay đưa 1.891 người mãn hạn tù ở 19 trại chờ của Malaysia về nước.

Trong quá trình tổ chức thực hiện 8 chuyến bay đưa người mãn hạn tù về nước, với vai trò là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia, Trần Việt Thái đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương thu, chi, sử dụng tiền của công dân trái quy định pháp luật, thu tiền cao hơn chi phí thực tế, gây hậu quả thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Trong số đó, Trần Việt Thái hưởng lợi cá nhân 580 triệu đồng, Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Linh mỗi người hưởng lợi cá nhân 480 triệu đồng.

Còn bị cáo Đặng Minh Phương do hết nhiệm kỳ chỉ tham gia 4 chuyến bay nên liên đới gây thiệt hại hơn 5,7 tỷ đồng, hưởng lợi 220 triệu đồng.

Viện Kiểm sát cũng cho rằng, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 - 12/2022, có 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát xác định 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố tội “Nhận hối lộ”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt:

Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao): 12 -13 năm tù;

Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): 18 - 19 năm tù;

Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao): 9 - 10 năm tù;

Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng): 7 - 8 năm tù;

Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội): 4 - 5 năm tù;

Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam): 8 - 9 năm tù;

Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 9 - 10 năm tù;

Nguyễn Thanh Hải (cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 7 - 8 năm tù;

Lê Tuấn Anh (cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự): 4 - 5 năm tù;

Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế): Tử hình;

Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 19 - 20 năm tù;

Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an): 8 - 9 năm tù;

Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 - 7 năm tù;

Nguyễn Mai Anh (cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ): 6 - 7 năm tù;

Nguyễn Hồng Hà (cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản): 5 - 6 năm tù;

Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải): 5 - 6 năm tù;

Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản): 4 - 5 năm tù;

Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải): 5 - 6 năm tù;

Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola): 3 - 4 năm tù;

Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao): 2 - 3 năm tù;

Lý Tiến Hùng (cựu Chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo): 2 - 3 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố tội “Đưa hối lộ", đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt:

Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 10 - 11 năm tù;

Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky): 11 - 12 năm tù;

Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại Du lịch Dịch vụ Hàng không An Bình): 8 - 9 năm tù;

Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty CP thương mại Du lịch Lữ Hành Việt): 7 - 8 năm tù;

Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty CP Thương mại Lữ Hành Việt): 2 - 3 năm tù;

Hoàng Anh Kiếm (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội): 6 - 7 năm tù;

Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam): 5 - 6 năm tù;

Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hàng không Minh Ngọc): 5 - 6 năm tù;

Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh): 4 - 5 năm tù;

Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife): 4 - 5 năm tù;

Lê Thị Ngọc Anh (cựu Cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng): 4 - 5 năm tù;

Nguyễn Thị Hiền (ở quận Long Biên, Hà Nội): 3 - 5 năm tù;

Đào Minh Dương (Giám đốc Công ty cổ phần Vijasun): 3 - 4 năm tù;

Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G19 Việt Nam): 3 - 4 năm tù;

Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sao Hà Nội): 2 - 3 năm tù;

Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty Đầu tư và Thương mại Thuận An): 2 - 3 năm tù;

Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thương mại Sang Trọng): 2 - 3 năm tù.

Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng Nguồn nhân lực và Thương mại Quốc tế Sao Việt): 18 - 24 tháng tù;

Phạm Bích Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội): 2 - 3 năm tù;

Trần Tiến (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường): 18 - 24 tháng tù;

Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 18 - 20 tháng tù;

Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Công đoàn Đường sắt): 18 - 24 tháng tù;

Đào Thị Chung Thúy (ở quận Hà Đông, Hà Nội): 12 - 18 tháng tù treo.

Đối với nhóm bị cáo bị đưa ra xét xử tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt:

Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 5 - 6 năm tù;

Nguyễn Lê Ngọc Anh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 4 - 5 năm tù;

Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 4 - 5 năm tù;

Đặng Minh Phương (cựu kế toán Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia): 2 - 3 năm tù.

Đối với các bị cáo bị đưa ra xét xử tội “Môi giới hối lộ”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt:

Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội): 6 - 7 năm tù;

Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty CP xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam): 2 - 3 năm tù;

Bùi Huy Hoàng (cựu Chuyên viên Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế): 3 - 4 năm tù;

Phạm Thị Kim Ngân (cựu cán bộ Phòng Trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ): 2 - 3 năm tù.

Đối với các bị cáo bị đưa ra xét xử tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt:

Hoàng Văn Hưng (cựu cán bộ Công an): 19 - 20 năm tù;

Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa): 14 - 15 năm tù.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng

Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tuyên án đối với 54 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng gần 14.000 tỷ đồng với sự "bảo kê" của nhóm công chức thuế.
Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa ra quyết định cảnh cáo người đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, với nội dung cháo lươn tỉnh Nghệ An trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nghệ An: Xử phạt 2 người đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật

Nghệ An: Xử phạt 2 người đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật

(LĐTĐ) Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành trên cả nước lên mạng xã hội facebook.
3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua

3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua

(LĐTĐ) Dẫn dụ tham gia bán hàng online nhận “tiền hoa hồng”; rao bán “bùa yêu” và mạo danh lừa cài ứng dụng VNeID giả mạo là các thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong tuần từ ngày 2 - 8/12, được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo.
Truy tố 2 đối tượng xâm hại nữ vận động viên vị thành niên

Truy tố 2 đối tượng xâm hại nữ vận động viên vị thành niên

(LĐTĐ) Được bố trí tập luyện, sinh hoạt tập trung tại Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Hà Nội, nữ vận động viên cầu lông đã bị 2 nam đồng nghiệp cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn nhiều lần.
Xét xử nhóm đối tượng lưu hành tiền giả

Xét xử nhóm đối tượng lưu hành tiền giả

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Lưu Như Cương (sinh năm 1972, ở quận Long Biên) 20 năm tù; Trần Mạnh Cường (sinh năm 1971, ở quận Ba Đình) 17 năm tù về tội ''Lưu hành tiền giả''.
Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng xét xử phúc thẩm và nghị án, ngày 3/12, Toà án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan (giai đoạn 1).
Truy tố cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Truy tố cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa ra cáo trạng vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
Truy tố các bị can trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn

Truy tố các bị can trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can liên quan đến vụ mua bán hóa đơn, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan.
Ông Lê Đức Thọ bị đề nghị 28 - 29 năm tù

Ông Lê Đức Thọ bị đề nghị 28 - 29 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 25/11, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và các đơn vị liên quan tiếp tục với phần luận tội của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) và đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo.
Xem thêm
Phiên bản di động