Vụ "chuyến bay giải cứu"

253 lần nhận hối lộ, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị ám ảnh án tử hình

(LĐTĐ) Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), người đã 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên tới 42,6 tỷ đồng khai trước tòa bản thân bị ám ảnh bởi mức án tử hình và phải điều trị rối loạn tâm lý.
Đại án "chuyến bay giải cứu": Chủ doanh nghiệp khai "hành trình" ép, đưa hối lộ Vụ án "chuyến bay giải cứu": Các bị cáo tiếp tục khai bị ép đưa hối lộ Vụ “chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo khai gì về quá trình "chạy án"?

Ngày 14/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn. Trong vụ án này, bị cáo Phạm Trung Kiên được xác định là người có 253 lần nhận hối lộ với số tiền hơn 42 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo Phạm Trung Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 - 200 triệu đồng cho mỗi chuyến bay hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng mỗi hành khách. Đối với khách lẻ, chi phí này là 7-15 triệu đồng/người.

253 lần nhận hối lộ, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị ám ảnh án tử hình
Bị cáo Phạm Trung Kiên tại Tòa.

Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 2 - 12/2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ. Phạm Trung Kiên bị cáo buộc đã lợi dụng vị trí của mình trong quá trình chuyển hồ sơ phê duyệt các “chuyến bay giải cứu” nhận hối lộ 253 lần với tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi của luật sư tại tòa, một số bị cáo trong nhóm doanh nghiệp khai bị cáo Kiên không yêu cầu họ phải đưa tiền cố định là 150 triệu đồng/chuyến.

Đơn cử như, bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G19 Việt Nam) khai, bị cáo tự chủ động đưa tiền cảm ơn Kiên. Kiên nhận tiền và có nói lại là số tiền chưa đủ nhưng không đòi hỏi chuyển cụ thể bao nhiêu tiền. Sau đó, Hạnh tiếp tục chuyển thêm cho Kiên 200 triệu đồng với tâm thế cảm ơn, chia sẻ thành công của mình, các doanh nghiệp khác có quà, mình cũng nên có quà. Theo bị cáo Hạnh, việc cảm ơn này là giữ mối quan hệ để tiếp tục xin cấp phép các chuyến bay tiếp theo. Theo cáo buộc, bị cáo Hạnh đã đưa hối hộ 10 lần với tổng số 3,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trái với bị cáo Hạnh, bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch Công ty Vijasun) cáo buộc Phạm Trung Kiên đã có thái độ đe dọa, đòi tiền của doanh nghiệp. “Tôi và công ty của tôi bị ép buộc đưa tiền dù bản thân không muốn. Cứ 8 giờ 30 phút, tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện. Mặc dù thời điểm đó đang có dịch Covid-19, theo quy định cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục, tôi phải cho nhân viên nghe. Nhân viên báo lại rằng anh Kiên muốn gặp anh và lại đòi tiền. Anh ta gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói Thứ trưởng ký rồi, anh chuyển tiền thì có dấu”, bị cáo Dương khai.

Cáo trạng thể hiện, tháng 8/2021, bị cáo Dương đến liên hệ, nhờ và được Phạm Trung Kiên đồng ý trình giải quyết cấp phép chuyến bay cho Công ty Cổ phần Vijasun. Bị cáo Kiên yêu cầu phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay. Sau đó, Dương thỏa thuận xin bớt và được Kiên đồng ý giảm còn 100 triệu đồng/chuyến bay. Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 3 lần với tổng cộng 1,1 tỷ đồng của Đào Minh Dương.

Tại tòa, Phạm Trung Kiên nhiều lần bác bỏ các lời khai về việc ép buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền. Bị cáo giải thích, việc nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng do các doanh nghiệp chủ động tìm đến, tự đưa ra mức chi.

Bị cáo cũng cho biết khi tìm hiểu thấy tội “Nhận hối lộ” có thể bị phạt tới mức án cao nhất là tử hình, bị cáo rất ám ảnh, chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực. Sau đó, Kiên đã phải nhập viện một thời gian để điều trị “dấu hiệu tâm thần”. Kiên thừa nhận hành vi nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng mong được Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; công khai các vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và những gương điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hay, bài học quý về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Kỹ thuật viên tâm huyết với ngành chăn nuôi

Kỹ thuật viên tâm huyết với ngành chăn nuôi

(LĐTĐ) Với vai trò là một Kỹ thuật viên - Công nhân chăn nuôi, từ năm 2003 đến nay, anh Bảy luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

Mở rộng đường - Làm sao hài hòa lợi ích?

(LĐTĐ) Kinh nghiệm ở một số nước đang phát triển trong khu vực về giải phóng mặt bằng để làm mới, mở rộng đường giao thông, đặc biệt là tại các đô thị lớn cho thấy, họ thường dành một diện tích đất dọc khu vực giải tỏa để đấu thầu. Làm như thế, vừa lấy được tiền phục vụ cho công tác đền bù, triển khai dự án, vừa đảm bảo tính mỹ quan đô thị. Với dự án mở rộng đường Láng đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy nhiều chuyên gia cũng đề nghị như vậy.
Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.
Đảm bảo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho người lao động

Đảm bảo môi trường làm việc thân thiện, an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, nhằm đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện nghiêm túc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra với người lao động.
16.750 học sinh tham gia Festival Bóng đá học đường TP.HCM năm học 2023 - 2024

16.750 học sinh tham gia Festival Bóng đá học đường TP.HCM năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/5, vòng chung kết Festival Bóng đá học đường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm học 2023 - 2024 chính thức khai mạc tại sân vận động Tao Đàn, số 01 Huyền Trân Công Chúa, quận 1 TP. HCM. Tham gia vào vòng chung kết có 189 đội đến từ các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM.

Tin khác

Xét xử nhóm tội phạm "rửa tiền"

Xét xử nhóm tội phạm "rửa tiền"

(LĐTĐ) Sau 5 ngày xét xử và nghị án, ngày 20/5 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án bị cáo Mặc Bình Hưng (sinh năm 1991, trú tại xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) cùng 20 đồng phạm về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".
Lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tiền tỷ của công ty

Lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tiền tỷ của công ty

(LĐTĐ) Ngày 20/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa bị cáo Hoàng Văn Thanh ra xét xử và tuyên phạt 13 năm tù về tội Tham ô tài sản. Được biết, Thanh đã lợi dụng công việc giao hàng, thu tiền, đối chiếu công nợ để tham ô tài sản của công ty.
Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an quận Tây Hồ) đang khẩn trương điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 19,8 tỷ đồng.
Mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để chiếm đoạt tài sản

Mạo danh phóng viên, cộng tác viên báo chí để chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Trong tuần qua, (từ ngày 6/5 - 12/5), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ghi nhận và đưa ra các cảnh báo về các hình thức lừa đảo, trong đó nổi lên là các đối tượng mạo danh phóng viên, cộng tác viên để chiếm đoạt tài sản.
Tự nhận công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Tự nhận công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Ngày 9/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 12 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thành Tâm (sinh năm 1980, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Phạt tù nhóm đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phạt tù nhóm đối tượng giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Với thủ đoạn gọi điện thoại giả danh công an để thông báo tài khoản liên quan đến tổ chức phạm tội, nhóm đối tương đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 700 triệu đồng của 3 cụ bà.
Xét xử nhóm bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì vì liên quan đến Công ty Việt Á

Xét xử nhóm bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì vì liên quan đến Công ty Việt Á

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Chu Vũ Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì) và đồng phạm ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp. Chỉ tính từ tháng 2/2024 đến nay, các đối tượng này đã lừa đảo hơn 30 người tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với số tiền chiếm đoạt hơn 150 triệu đồng.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 22/4, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019 ở Điện Biên) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Xem thêm
Phiên bản di động