Đề nghị giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động
Đại biểu Quốc hội đề nghị ngân hàng nới lỏng điều kiện vay Phải thông tin trung thực về bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương theo lộ trình |
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội thứ XV, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động, bảo đảm thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu thảo luận |
Đề nghị quan tâm đến người lao động, đại biểu Nghĩa dẫn Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 quy định thời hạn làm việc của công nhân (không kể giới tính) không quá 48 giờ/tuần lễ. Sắc lệnh này cũng quy định thời gian làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ.
“Sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực của nước ta được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm, trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp 3 lần”, ông Nghĩa bày tỏ băn khoăn.
Nhấn mạnh, người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ năm 1999).
“Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Tôi kính mong các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, ủng hộ quy định này”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội thứ XV |
Đề cập đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, bên cạnh những kết quả rất đáng trân trọng, năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt.
“Trong 5 chỉ tiêu chưa đạt của năm 2023, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77 - 4,76%; trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao là 5-6%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp chúng ta không đạt chỉ tiêu này, điều đáng lo ngại là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đang có xu hướng giảm”, ông Nghĩa bày tỏ.
Trên cơ sở đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung các nguyên nhân nêu tại báo cáo, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này.
“Tại các kỳ họp trước, đại biểu Quốc hội cũng đã có ý kiến và kiến nghị các giải pháp về tăng năng suất lao động, phát huy lợi thế nguồn nhân lực trong thời kỳ dân số vàng”, ông Nghĩa nói.
Đề cập đến các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh quan điểm, các chỉ tiêu và giải pháp của năm 2024 phải đặt trong tổng thể của giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu Nghĩa nêu rõ: “Tại kỳ họp này, Chính phủ đã có báo cáo việc thực hiện các kế hoạch, chương trình 5 năm gửi đến Quốc hội, trong đó đề xuất 52 giải pháp và nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị phải rà soát kỹ để bảo đảm tính liên thông, kết nối và tương hỗ trong các báo cáo, nhất là về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cũng như các giải pháp, nhiệm vụ. Trên cơ sở rà soát, đề nghị Chính phủ xác định những giải pháp nào là trọng tâm, trọng điểm, có tính đột phá để tập trung thực hiện, không dàn trải và bảo đảm tính khả thi cao”.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội thứ XV |
Đặc biệt lưu ý đến độ mở của nền kinh tế, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhìn nhận, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế có độ mở cao, nếu không có những giải pháp, chính sách tốt sẽ đem lại nhiều hệ lụy, như: Nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài, xuất nhập khẩu nhiều nhưng chủ yếu là hàng hóa thâm dụng lao động, giá trị gia tăng không cao, tăng trưởng cao nhưng vẫn ở vị trí cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ là công xưởng gia công, nguy cơ rơi vào bẫy trung bình là hiện hữu...
“Với xu hướng hội nhập sâu và rộng, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hiệp định thương mại tự do, tôi đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của độ mở nền kinh tế đến nước ta ra sao, độ mở bao nhiêu là phù hợp với nước ta, nhu cầu và cơ chế kiểm soát độ mở của nền kinh tế nước ta thế nào? Từ đó có giải pháp để xây dựng nền kinh tế tự chủ hơn, có khả năng thích ứng tốt hơn, theo quan điểm phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại, như đã xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28