Để Hà Nội thực sự là Thành phố sáng tạo

(LĐTĐ) Năm 2019, Hà Nội chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Thiết kế. Từ đó đến nay, Hà Nội tích cực triển khai nhiều hoạt động trong mọi lĩnh vực để cụ thể hoá những cam kết xây dựng Thành phố Sáng tạo trong tương lai.
Tái tạo đô thị để xây dựng Thành phố Sáng tạo bền vững Xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực cho Thành phố sáng tạo

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, ngay sau khi trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, năm 2020 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm cấp cao “Tham vấn sáng kiến Hà Nội - Thành phố sáng tạo” nhằm trao đổi với các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp các ý tưởng và sáng kiến hỗ trợ Hà Nội xây dựng và xác định chiến lược và kế hoạch dài hạn nhằm phát huy hiệu quả, vai trò là Thành phố sáng tạo UNESCO và thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng trong nước và quốc tế.

Để Hà Nội thực sự là Thành phố sáng tạo
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đang được tổ chức.

Sau đó, liên tiếp trong 4 năm 2020 - 2023 Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức 8 cuộc Hội thảo, Tọa đàm trong nước và quốc tế về “Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển Thành phố Sáng tạo của Thủ đô Hà Nội”; “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp”; “Xây dựng Trung tâm Thiết kế Sáng tạo Hà Nội”; “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”…

Đáng chú ý, lần đầu tiên các Nghị quyết, cơ chế, chính sách, kế hoạch đã được Thành ủy, Thành phố ban hành để thúc đẩy xây dựng Thành phố Sáng tạo. Ví như, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ. Đây được coi là bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô, nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố.

Hay Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 1/4/2022 về Triển khai các sáng kiến tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đến năm 2025; Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; các nghệ nhân, câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hà Nội.

Từ đó đến nay, Hà Nội đã tổ chức các cuộc thi sáng tạo góp phần tái thiết đô thị, phát triển bền vững cho các tầng lớp nhân dân, tập trung vào thế hệ trẻ như: “Thiết kế Không gian sáng tạo Hà Nội”, “Thiết kế Km số 0”, “Sáng tác về thầy giáo Chu Văn An”, “Ký họa Văn Miếu - Quốc Tử Giám” năm 2020; Cuộc thi “Hà Nội Sáng tạo”, “Thiết kế Nghệ thuật Công cộng Hà Nội” năm 2022…

Đặc biệt, Hà Nội đầu tư phát triển không gian các tuyến phố đi bộ, các không gian sáng tạo văn hóa, nghề thủ công trên địa bàn Thành phố. Nếu như thời điểm nộp hồ sơ ứng cử năm 2019, Hà Nội mới chỉ có 2 Không gian tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố Trịnh Công Sơn thì đến nay đã phát triển thêm 4 không gian khác gồm: Phố đi bộ và đường hoa trong không gian khu đô thị Bắc An Khánh, Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Phố ẩm thực đêm và đi bộ đảo Ngọc - Ngũ Xã, Phố đi bộ Trần Nhân Tông - Công viên Thống nhất…

Đặc biệt, quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành công tác tu bổ, tôn tạo đưa vào hoạt động Không gian văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm và Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh khánh thành Trung tâm tinh hoa Làng nghề Việt tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội…

Song song với đó là tổ chức các Lễ hội văn hóa, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, các sự kiện, tiêu biểu như: Lễ hội “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại” năm 2019, 2020; Lễ hội đường phố; Liên hoan “Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam 2020”; Sự kiện “Áo dài của chúng ta 2021”; “Tuần lễ Thiết kế Việt Nam” 2021 - 2022; Tuần lễ “Khơi nguồn Sáng tạo” năm 2021; Lễ hội “Quà tặng du lịch Hà Nội” 2022- 2023 và đặc biệt là “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội” năm 2022 với chủ đề “Sáng tạo và công nghệ), năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” bao gồm hàng loạt các hoạt động tọa đàm chuyên sâu, triển lãm, trình diễn nghệ thuật, trải nghiệm trò chơi sáng tạo cho giới trẻ…

Hà Nội cũng tham gia Hội nghị, hội thảo, diễn đàn trực tuyến và hoạt động kết nối với các thành phố trong Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO do các Thành phố Kaunas (Litvia), Santos (Brazil), Sukhothai, Nan (Thái Lan), Singapore… tổ chức trong các năm 2021 - 2022 và gần đây nhất là Diễn đàn Đô thị Châu Á - Thái Bình Dương tại Hàn Quốc vào tháng 10/2023.

Đặc biệt, tại Diễn đàn Mạng lưới các Thành phố sáng tạo khu vực ASEAN mở rộng trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2023 đang được tổ chức, đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia đến từ các Thành phố Sáng tạo như Singapore, Nhật Bản, Thái Lan và đại diện Văn phòng UNESCO, UN-HABITAT tại Việt Nam, Hội đồng Anh…

Với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững, việc cụ thể hoá những cam kết xây dựng Thành phố Sáng tạo trong tương lai giúp xác lập mục tiêu phát triển văn hóa mới, truyền cảm hứng sáng tạo và định vị thương hiệu mới cho Hà Nội trên trường quốc tế.

Đây cũng là bước tiến thuận lợi để Thủ đô Hà Nội có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp, các nguồn lực, đảm bảo thúc đẩy mạnh mẽ việc kế thừa và phát triển dòng chảy văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động