Để giáo dục nghề nghiệp không còn là “vùng trũng”!

(LĐTĐ) Phát triển Giáo dục nghề nghiệp là giải pháp mấu chốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong giáo dục hướng nghiệp. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng những chiến lược mới cho phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tiếp theo, để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế và hội nhập quốc tế cũng như những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đẩy mạnh gắn kết doanh nghiệp và nhà trường Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh tuyển sinh online Gần 900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên nghỉ học

Còn nhiều bất cập

Trong những năm qua, chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 22/5/2011, đã tạo điều kiện cho dạy nghề Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 64,5% trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 24,5%.

Theo thống kê, đến hết quý III/2020, cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 trung tâm giáo dục nghề nghiệp), trong đó có 680 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp tăng từ 2.047 ngàn người năm 2016 lên 2.338 ngàn người năm 2019, tăng 1,14 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 2,39 lần. Ước tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 11.077 ngàn người.

Để giáo dục nghề nghiệp không còn là “vùng trũng”!
Phát triển Giáo dục nghề nghiệp là giải pháp mấu chốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề ở Việt Nam (Ảnh: K.Tiến)

Theo bà Khương Thị Nhàn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) nhìn nhận, giáo dục nghề nghiệp dù đã có bước phát triển mạnh mẽ trong 10 năm vừa qua nhưng vẫn chưa phải là con đường hấp dẫn với học sinh, vẫn “vùng trũng” so với các bậc đào tạo khác.

Thời gian qua, quản lý nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp cũng bộc lộ những bất cập trong bối cảnh mới, nhất là việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương; giữa các bộ, ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là cấp tham mưu quản lý nhà nước ở địa phương còn thiếu và yếu, kiêm nhiệm còn nhiều, năng lực chuyên sâu về quản lý còn hạn chế.

Ngoài ra, cơ cấu tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 77%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng gần 23%. Cơ cấu đào tạo theo nghề và trình độ đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc triển khai đào tạo nghề chất lượng cao còn chậm so với tiến độ; về mặt quản lý, chưa làm rõ được tiêu chí trường chất lượng cao, đặc biệt tiếp cận trình độ khu vực và tiếp cận trình độ quốc tế.

Đặc biệt, việc phân luồng học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đi học nghề chưa hiệu quả, chưa có các cơ chế chính sách hữu hiệu. Mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập về phân bố giữa các vùng miền, ngành nghề, trình độ đào tạo; quy mô đào tạo của nhiều cơ sở còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội, chưa hình thành được những cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, chưa cập nhật được với sự thay đổi của công nghệ…

Về chất lượng đội ngũ nhà giáo tuy được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn yếu về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng ngoại ngữ. Giảng viên ít có thời gian thực tập, thực tế tại doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng thực hành và có những hiểu biết hơn về công nghệ và sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp.

Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; học sinh sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm, kỹ thuật khởi nghiệp…

Cũng theo bà Nhàn, kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo ra năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đặc biệt, đòi hỏi về đội ngũ lao động có kỹ năng càng đặt ra bức thiết trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 khi công nghệ mới đòi hỏi kỹ năng cao, tiết kiệm lao động nên các ngành nghề phổ thông thuộc nhóm trung bình sẽ dần biến mất và lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cuộc cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho thấy, cứ sau 5 năm, 30% kỹ năng nghề nghiệp hiện tại của người lao động sẽ không được sử dụng nữa, phải thay thế bằng những kỹ năng mới.

Gỡ bỏ “rào cản” trong tư duy và hành động

Mới đây, ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Đây là định hướng quan trọng để phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới. Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Đến nay, đã có một số công việc được triển khai, đã định hình được những nét cơ bản của chiến lược.

Để giáo dục nghề nghiệp không còn là “vùng trũng”!
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng phát biểu (ảnh: K.Tiến)

Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng, cho rằng: Chiến lược Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 là vấn đề thời sự, quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Trong Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nhà quản lý, nhà khoa học đã tư vấn, góp ý nhiều nội dung liên quan đến phát triển Giáo dục nghề nghiệp. Dự thảo Văn kiện đã xác định Giáo dục nghề nghiệp nằm trong 1 trong 3 đột phá trong phát triển nguồn nhân lực. Đây là sự tiếp nối của Chiến lược dạy nghề, được thực hiện trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Theo đó, Giáo dục nghề nghiệp đặt ra một số yêu cầu cần đổi mới để phát triển ngành giai đoạn 2021 - 2030, đó là: Tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo; phát triển Giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ hai; đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó có tự chủ tài chính các cơ sở Giáo dục nghề ngiệp công lập là xu hướng không thể đảo ngược; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo.

Để đạt được những yêu cầu đề ra, hệ thống Giáo dục nghề nghiệp đã đề ra 8 giải pháp chính: Một là, tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; hai là, đảm bảo tính phù hợp, linh hoạt và mở của hệ thống; ba là, đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường; bốn là, tăng cường gắn kết Giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững; năm là, quản lý, đảm bảo chất lượng; sáu là, thực hiện chuyển đối số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động đào tạo; bảy là, tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho Giáo dục nghề nghiệp; tám là, truyền thông, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Có hai phương án mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp là đưa ra chỉ tiêu cụ thể và không đưa ra chỉ tiêu cụ thể. Với phương án đưa ra chỉ tiêu, hệ thống Giáo dục nghề nghiệp ước tính trong giai đoạn 2021 -2025 sẽ tuyển sinh khoảng 19,8 triệu người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 16,620 triệu người, trình độ trung cấp là 1,85 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,35 triệu người.

Trong số này có ít nhất có 85% số người sau khi học nghề có việc làm đúng nghề và trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao động, trong đó có 35 có văn bằng, chứng chỉ.

Ở giai đoạn 2025 - 2030, tuyển sinh hàng năm đạt 6,3 triệu người; trong cả giai đoạn 2025-2030 tuyển sinh khoảng 29,1 triệu người; trong đó trình độ sơ cấp nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 25,4 triệu người, trình độ trung cấp là 2,225 triệu người, trình độ cao đẳng là 1,475 triệu người.

Đồng thời, ít nhất 90% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có văn bằng, chứng chỉ.

Để giáo dục nghề nghiệp không còn là “vùng trũng”!
Ảnh minh họa

Nhấn mạnh vai trò của kỹ năng nghề, Tiến sĩ Phan Chính Thức, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ một nhận định từ Ngân hàng thế giới (WB) – Thế kỷ 21 được gọi là kỷ nguyên kinh tế dựa vào kỹ năng. Vũ khí cạnh tranh quyết định ở thế kỷ này là giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới đây cũng nhấn mạnh, kỹ năng nghề được gọi là một trong 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế. Thậm chí kỹ năng còn được xem như là một “đơn vị tiền tệ” mới trên thị trường lao động toàn cầu. “Trong khi hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, nhất là nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và khả năng tự học, kỹ năng sáng tạo”, Tiến sĩ Phan Chính Thức chia sẻ.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, yêu cầu tất yếu về nguồn nhân lực có kỹ năng nghề đòi hỏi hệ thống Giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới hoạt động đào tạo, không chỉ trang bị kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải trang bị cho người học kỹ năng thích ứng với sự thay đổi. Đồng thời phải tăng cường các hoạt động đào tạo lại cho người lao động.

Dự thảo Chiến lược Phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo đó đã đưa ra mục tiêu tổng quát là hình thành và phát triển hệ thống Giáo dục nghề nghiệp phù hợp theo hướng mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng và bền vững.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Tiến – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính đột phá, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.Trong đó, cần thực hiện chủ trương “mở”, dỡ bỏ những “rào cản” cả trong tư duy và hành động của các nhà quản lý giáo dục nghề nghiệp và các đối tác trong xã hội về giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể như: Thực hiện “mở” trong quản lý Giáo dục nghề nghiệp theo hướng trao quyền và phân quyền, chuyển dần chức năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang chức năng hỗ trợ và giám sát; đồng thời nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cùng với đó, dỡ bỏ các “rào cản” đối với người học (về địa điểm, khoảng cách địa lý, thời gian, kinh tế, tuổi tác, sức khỏe, nội dung, phương thức…) để mọi người có cơ hội được học và học được nhằm chuẩn bị cho việc làm trong thị trường lao động hoặc chuyển tiếp sang bậc trình độ khác trong hệ thống Giáo dục nghề nghiệp cũng như trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung.

“Đặc biệt, cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cần tổ chức các hoạt động đào tạo linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, của người nghèo và các nhóm yếu thế.Xây dựng các chương trình, các khóa đào tạo, các phương thức đào tạo đặc biệt cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội và trên thị trường lao động, theo phương châm “không để ai phía sau”, ai có nhu cầu học nghề đều được tiếp cận với các dịch vụ đào tạo”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Tiến chia sẻ./.

Ý kiến chuyên gia:

Đối tượng của Giáo dục nghề nghiệp là lực lượng lao động trong tương lai

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Nếu tính trên mức sinh ổn định từ 2006 đến nay thì trung bình một năm có khoảng 1,3 đến 1,5 triệu lao động tốt nghiệp Trung học cơ sở, bước vào độ tuổi lao động, trở thành lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế.Do vậy, nếu Giáo dục nghề nghiệp chỉ hướng vào con số này, hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thì đây là một cách tư duy “đóng”.

Vì vậy, đối tượng mà Giáo dục nghề nghiệp cần hướng tới là lực lượng lao động (hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm 71%). Đặc biệt, cơ cấu “dân số vàng” của Việt Nam đã qua mức đỉnh điểm vào năm 2019, dự báo đến khoảng năm 2040-2042 sẽ kết thúc.

15 năm đã đi qua, 15 năm còn lại của thời kỳ “dân số vàng” không còn nhiều, dư lợi dân số về mặt số lượng hiện nay cũng đã không còn nữa.Đóng góp của dân số cho tăng trưởng và phát triến sau đây chỉ còn hy vọng vào chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Do đó, theo Tiến sĩ Lưu Bích Ngọc trong Chiến lược Phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 cần ghi rõ “đối tượng của Giáo dục nghề nghiệp là lực lượng lao động trong tương lai”.

Đội ngũ nhà giáo luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đội ngũ nhà giáo luôn là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo trong hệ thống Giáo dục nghề nghiệp nói riêng.

Sự tác động của cuộc công nghiệp công nghiệp lần thứ tư đến giáo dục đã làm thay đổi vai trò của người thầy từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn, hỗ trợ và định hướng người học phát hiện kiến thức mới. Cho nên việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp càng trở cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực lao động cho xã hội.

Cần 4 nhóm giải pháp đột phá

Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh – Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội cho biết: Hiện nay, theo ông có 4 nhóm giải pháp để tạo đột phá cho hoạt động Giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tới. Thứ nhất, phải có giải pháp đầu vào cho Giáo dục nghề nghiệp, đầu vào phải tăng thì mới phát triển được, đầu vào không tăng thì không thể phát triển được.

Thứ 2, giải quyết đầu ra của hệ thống, để chúng ta làm tốt yêu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo. Thứ 3, đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nên tập trung đào tạo những người đứng đầu như Hiệu trưởng, Hiệu phó, các nhà quản lý…bởi vì họ là người quyết định sự phát triển của một cơ sở giáo dục. Thứ 4, hiện nay vai trò quản lý nhà nước là cực kỳ quan trọng, do vậy chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vùng, miền, bộ, ngành.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

(LĐTĐ) Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Số 215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của 45 doanh nghiệp cùng 1.337 vị trí việc làm đa dạng, hấp dẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động