Để có những bài thơ hay...

(LĐTĐ) Các nhà thơ, nhà nghiên cứu cho rằng, thơ Việt Nam hiện đại ngày càng ít độc giả. Phải chăng tiếng nói của nhà thơ không phải là tiếng nói của số đông và chưa đủ rung động, lôi cuốn mọi người. Nhiều ý kiến cũng đã đề xuất giải pháp để “cứu” thơ và cho rằng nhà thơ dù đổi mới thơ đến đâu cũng cần thực hiện được sứ mệnh thi ca cùng trách nhiệm công dân của mình.
Đang thiếu những bài thơ đỉnh cao “Mỗi cuốn sách, bài thơ, bức ảnh là một cột mốc chủ quyền”

Nhân Ngày Thơ Việt Nam 2023, Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” để bàn thực trạng thơ ca hiện nay.

Theo nhà thơ Đoàn Văn Mật, một thực tế đang diễn ra với đời sống thơ ca hiện nay là thơ được xuất bản rất nhiều, dễ dãi và dễ dàng đến mức ai làm thơ cũng có thể xuất bản, có thể đăng mạng, khiến cho bạn đọc bị “tung hoả mù”, làm mất đi phương hướng nhận diện thơ hay, thơ dở.

Nhìn nhận về thực tế này có người cho rằng đó là cái được của sự cởi mở và trong xuất bản, mọi tác giả, tác phẩm đều có quyền bình đẳng như nhau, miễn là tác phẩm của họ không gây hại cho xã hội.

Để có những bài thơ hay...
Quang cảnh Toạ đàm "Thơ hiện nay với hôm nay".

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thực tế đó đã làm cho thơ ca hiện nay trở nên tẻ nhạt, thậm chí bị một bộ phận xem thường hơn. “Có thể ví thơ ca với người đọc như phách với nhịp. Nếu tiếng phách ấy vang lên một cách hỗn loạn, nó sẽ không thể có vị trí trong bản nhạc, còn tiếng phách ấy vang lên theo một nhịp điệu trùng khít với đời sống, trùng khít với tâm hồn người đọc thì ngay lập tức nó tạo nên một hiệu ứng nghệ thuật tác động đến tâm tư, tình cảm con người.

Và khi đó, nhà thơ đã thực hiện được sứ mệnh thi ca cùng trách nhiệm công dân của mình”, nhà thơ Đoàn Văn Mật cho biết.

Còn nhà thơ Nguyễn Khiếu Linh nhận định, nhìn tổng thể, thơ hôm nay cơ bản vẫn là sự tiếp nối và phát triển mạnh mẽ của truyền thống thơ đã được định hình mấy chục năm qua. Đó là thơ đại chúng. Vừa có tính tuyên truyền vừa có tính dân dã. Thơ tuyên truyền với Tố Hữu là tiêu biểu. Thơ dân dã với Bút Tre là tiêu biểu.

Dù đã có nhiều thay đổi nhưng thơ đại chúng vẫn là chủ thể của thơ hôm nay. Bên cạnh đó, có một số tác giả có ý thức tìm tòi, khám phá tách ra khỏi xu hướng này nhưng hầu như chưa tạo được đột phá và cơ bản không được thừa nhận.

“Các nhà thơ đại chúng là chủ nhân của thơ hôm nay. Thơ của họ đúng tầm đón đợi của đa số người đọc đại chúng. Họ chính là chủ thể sáng tạo thơ hiện nay. Thơ của họ tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống đông đảo quần chúng nhân dân. Họ chính là những nhà thơ nổi tiếng trên báo chí và các phương tiện truyền thống đại chúng.

Họ là chủ nhân của các giải thưởng thơ hàng năm của các hội, giải thưởng các cuộc thi thơ của các báo, tạp chí và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Họ là lực lượng đông đảo của các hội văn chương từ Trung ương đến địa phương khắp cả nước. Thơ họ vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền chính trị vừa thể hiện những buồn vui sướng khổ muôn mặt đời sống của quần chúng nhân dân”, nhà thơ Nguyễn Khiếu Linh cho hay.

Những năm trước đây, bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Thanh Niên, báo Văn nghệ đúng vào dịp xảy ra căng thẳng trên biển Đông. Ngay lập tức bài thơ này được rất nhiều các trang mạng điện tử, các blog trong, ngoài nước đưa lại và được hàng triệu độc giả hưởng ứng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bài thơ đã được 5 nhạc sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội phổ nhạc.

Trong bài thơ này, có đoạn thơ sau: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong người có ngọn sóng nào không”. “Tôi nghĩ rằng, trong tâm hồn mọi nhà thơ, mỗi nhạc sĩ chúng ta hôm nay, nếu không trào dâng lên ngọn sóng thi ca yêu nước ấy thì làm sao thơ của chúng là có được sự cộng hưởng tri âm từ hàng triệu người đọc.

Vì thế, tôi tin rằng, nhân dân và thế hệ trẻ hôm nay không hề quay lưng lại với thi ca yêu nước, mà có lẽ các nhà thơ nên tự hỏi: Chúng ta đã làm gì để nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng của chính dân tộc mình trong những tháng năm này”, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bộc bạch.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng không ngờ bài thơ của mình lại có được sức lan toả lớn với người đọc như vậy. Vậy phải chăng, ở những thời điểm khó khăn, cam go nhất của đất nước, của dân tộc, các nhà thơ, các nhạc sĩ với tính công dân trách nhiệm, cần đặt lên vai mình sứ mệnh trọng đại bằng các tác phẩm văn học nghệ thuật của mình để nối kết hàng triệu trái tim người Việt trong tình yêu đất nước, tình đoàn kết dân tộc.

Với thơ, Maiacopxki đã phải thốt lên, đại ý: “Làm thơ thật khó/Như khai thác chất hiếm Uradium/Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực/Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ"! Xét cho cùng “thơ phát khởi từ hồn người”, nhưng làm thơ cũng cần phải có năng lực bẩm sinh, trí tuệ và đặc biệt không được dễ dãi về ngôn từ. Một khi, chúng ta cứ dễ dãi về ngôn từ thì ra đường sẽ gặp rất nhiều “lều thơ”, còn nhà thơ với những bài thơ lay động lòng người sẽ rất hiếm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

NSND Tự Long, ca sĩ Tùng Dương được vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

NSND Tự Long, ca sĩ Tùng Dương được vinh danh nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Tối 11/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình "Vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024".
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao, thậm chí nhiều chặng đã “cháy” vé ở hạng phổ thông.
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/1 tới, sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu DDB của CTCP Thương mại và Xây dựng Đông Dương vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cổ phiếu.
Quận Hai Bà Trưng: Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

Quận Hai Bà Trưng: Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn năm 2024

Năm 2024, phát huy truyền thống và phẩm chất vốn có, với tinh thần năng động, sáng tạo, đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động quận Hai Bà Trưng đã chung sức, đồng lòng, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động. Đáng chú ý, nhiều chỉ tiêu, lĩnh vực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận đã tạo đột phá, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/1: Trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/1: Trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/1, do khối không khí lạnh tăng cường, khu vực Hà Nội và miền Bắc rét đậm diện rộng, có nơi rét hại, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (12/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 7 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,63%, đạt mức 109,64.

Tin khác

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây

(LĐTĐ) Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 với chủ đề “Shine Your Vibes - Tỏa chất riêng” sẽ được tổ chức vào 20h tối 18/1 tại không gian di sản hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa.
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"

(LĐTĐ) "Chiêm bao" - triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang (Trang Trọc) diễn ra từ ngày 3-19/1/2025 tại Area 75 - Art & Auction (75 Hàng Bồ, Hà Nội), giới thiệu đến công chúng 26 tác phẩm chân dung ghép gốm độc đáo trên nền sơn mài.
Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng 3 hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được vinh danh, mỗi bộ sưu tập đều mang những giá trị độc đáo riêng.
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động