Để bác sĩ yên tâm làm việc, cống hiến
Thực hiện cải cách tiền lương, cần ưu tiên cho lĩnh vực Y tế. Ảnh: Minh Khuê |
Cách đây khoảng gần 10 năm, cụm từ “công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” được đề cập khá nhiều. Nhưng hiện tại, công chức làm việc ở các cơ quan công quyền, hệ thống đoàn thể chính trị từ cấp xã, phường đến cấp Trung ương, đang phải làm việc “quá tải” mà “đồng lương” nhìn một cách tổng thể chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Chính vì thế, đã xuất hiện hiện tượng một số công chức xã, phường thời gian qua nộp đơn xin thôi việc. Đây là hiện tượng khá quan ngại, song tin tưởng với chính sách tiền lương mà chúng ta đang triển khai (cải cách tiền lương) sẽ dần giải được bài toán này.
Trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương một cách triệt để, trên nguyên tắc lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, chúng ta cần sớm ban hành chính sách về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội cho những ngành, nghề đặc thù nhằm đáp ứng mục tiêu bao trùm. Trong đó, cần ưu tiên cho lĩnh vực Giáo dục và Y tế.
Khi chúng ta xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng nghĩa với việc Nhà nước cần có chính sách đặc thù cho đội ngũ giáo viên, ít nhất lương, phụ cấp cũng gần tương đương với lương, hệ số phụ cấp của lực lượng vũ trang nhằm có đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (từ mẫu giáo đến đại học) cho đất nước, vì mục tiêu xây dựng Việt Nam hùng cương (tầm dài hạn). Còn ở tầm ngắn hạn, ngoại trừ các ngành Quân đội, Công an, Y tế cũng có thể nói là ngành, là “binh chủng” bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, có vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
Đào tạo được một bác sĩ mất thời gian tương đối dài, nhất là bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú, phải mất cả chục năm trời. Thế nhưng đang có một nghịch lý: Khi được vào làm trong hệ thống bệnh viện, đặc biệt tuyến bệnh viện Trung ương, bệnh viện huyện tuyến đầu, tuổi đời của bác sĩ đã khá cao, nhưng bảng lương vẫn tính thang bậc 1; phụ cấp công việc chỉ bằng 40% mức lương theo bậc, thấp hơn cả một số lĩnh vực dân sự khác; tiền một kíp trực, thậm chí kíp trực cấp cứu, ca mổ khó kéo dài cả vài tiếng, có khi đến cả 5 tiếng đồng hồ, phụ cấp cũng chỉ khoảng 150 - 250 nghìn đồng! Áp lực làm việc quá căng thẳng, lương thấp, thu nhập không cao nên nhiều bác sĩ đã xin “rời” bệnh viện công để đầu quân cho các bệnh viện tư.
Để giải bài toán “chảy máu” chất xám tại hệ thống bệnh viện công, đồng thời đảm bảo “tư tưởng” cho đội ngũ y bác sĩ yên tâm làm việc, tại Hội nghị trực tuyến Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững do Chính phủ tổ chức ngày 21/8, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100% (từ 40% lên 100%-PV).
Đồng thời, đề nghị đối với các chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng, được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh, do thời gian học tập và thực hành kéo dài hơn so các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, có chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên … y tế cơ sở (như đối với sinh viên ngành Sư phạm).
Những kiến nghị của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại diện cho hàng vạn người lao động ngành Y là hoàn toàn xác đáng. Một ngành đặc thù mang trên mình sứ mệnh bảo vệ sinh mạng, chăm sóc, “cứu” người, với lượng chất xám và công sức bỏ ra rất nhiều mà phụ cấp còn thua một số ngành dân sự; với một ngành đào tạo mất quá nhiều thời gian, mà khi ra trường đi làm mới được tính bảo hiểm, trong khi tuổi về hưu cũng như các ngành khác.
Vì vậy, theo ý kiến người viết, không chỉ nâng mức phụ cấp lên 100%, Chính phủ còn nên nghiên cứu nâng mức phụ cấp cho những vị trí đặc thù (trong ngành Y) như bác sỹ trong các khoa cấp cứu, những khoa đặc biệt, lĩnh vực đặc biệt lên 200%, đồng thời, bên cạnh miễn học phí cho sinh viên các trường đại học Y, Dược còn nên “cân nhắc” đóng bảo hiểm cho sinh viên các trường Y như đối với các trường thuộc hệ thống lực lượng vũ trang…
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49