Đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập suốt đời
Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 Gia Lâm: Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng |
Đạt nhiều thành tựu
Được phê duyệt năm 2014, Đề án 281 nhằm đẩy mạnhcác hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.Đề án được triển khai thí điểm từ năm 2014 đến năm 2015 và triển khai đại trà từ năm 2016 đến năm 2020.
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Ảnh minh họa: P.T |
Báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg giai đoạn 2014 - 2020 của Hội Khuyến học Việt Nam cho thấy: Sau 5 năm thực hiện đại trà Đề án 281, chỉ tiêu phấn đấu về các mô hình học tập của các địa phương đều đạt và vượt từ 2% đến 35% so với mục tiêu đề ra; trong đó: Tỷ lệ gia đình học tập đạt 71,77%; tỷ lệ dòng họ học tập đạt 66,51%; tỷ lệ cộng đồng học tập đạt 65,38%; tỷ lệ đơn vị học tập đạt 85,73%. Thông qua Đề án, công tác khuyến học, khuyến tài đã lan tỏa đến từng người dân, gia đình, thôn bản, cơ quan, đơn vị...
Các Trung tâm học tập cộng đồng ở nhiều địa phương được duy trì và phát triển, mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền chính sách pháp luật, các buổi chuyên đề về sức khỏe cho người cao tuổi...; hình thành đào tạo ngắn ngày, cần gì học nấy. Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng phát triển phủ kín gần 100% xã, phường, số lượt người đến tham gia học ngày càng nhiều. Đến nay trong cả nước đã có trên 11.000 Trung tâm, bình quân mỗi năm có gần 20 triệu lượt người đến tham gia học tập.
Kết quả khảo sát của Hội Khuyến học Việt Nam cho thấy, có 98,6 % người dân cho rằng: Tại những địa phương phát triển mạnh phong trào xây dựng các mô hình học tập, nhân dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập và đời sống; từ đó, mối quan hệ thân thiện giữa mọi người, trong cộng đồng phát triển tốt. Thông qua bình chọn các mô hình học tập và tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, không khí thi đua sôi nổi đã tạo nên sự phấn khởi trong làng xóm, tổ dân phố. Đặc biệt, trong suốt 5 năm qua, trong cộng đồng không xảy ra những bất hòa, những thắc mắc trong bình chọn các danh hiệu. Đây là nét nổi bật của phong trào thi đua học tập thường xuyên ở nhiều địa phương.
Bên cạnh đó, có 97,6 % ý kiến cho rằng: Việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng thôn bản, tổ dân phố học tập và đơn vị học tập trên địa bàn là một động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới và khối phố văn minh, khu dân cư văn hóa. Các mô hình học tập đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kinh tế địa phương phát triển.
Cũng theo báo cáo tổng kết của Hội Khuyến học Việt Nam, một điểm nổi bật trong quá trình thực hiện Đề án 281 là nhận thức rõ vai trò quan trọng có tính quyết định của các trường đại học đối với việc học tập của người lớn, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 7 cuộc hội thảo khoa học ở cả 2 miền Nam, Bắc để thảo luận về các vấn đề: Vai trò các trường đại học với việc học tập suốt đời của người lớn, việc đào tạo theo hướng mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Qua các cuộc hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo cụ thể các trường thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng mở, trên cơ sở nguồn tài nguyên giáo dục mở được nhà trường xây dựng.Theo đó, vai trò của các trường đại học với xây dựng xã hội học tập đã được nâng lên. Các trường đại học không chỉ phục vụ cho đối tượng như trước đây mà phạm vi, đối tượng phục vụ là toàn thể nhân dân theo hướng "cần gì học nấy", học không cần chứng chỉ, bằng cấp.
Phát triển mạnh các mô hình học tập
Tuy đã đạt và vượt mục tiêu Đề án, song chất lượng của các mô hình học tập còn hạn chế so với yêu cầu; trong đó một số địa phương chưa đạt chỉ tiêu về gia đình học tập, trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều... Hội Khuyến học Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có tỷ lệ các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt các danh hiệu học tập tăng từ 10% đến 20% so với năm 2020; tập trung phát triển tổ chức hội khuyến học và hội viên trong các doanh nghiệp, viện nghiên cứu; xây dựng và phát triển mô hình “Công dân học tập”.
Tại Hội nghị tổng kết Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" theo Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức cuối tháng 11/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, những kết quả, thành tựu của ngành Giáo dục không thể thiếu vai trò, sự đóng góp của các cấp hội khuyến học trong cả nước. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm với nhiều chỉ đạo được nhân dân ủng hộ, phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc và xu hướng của thế giới.Tuy nhiên, hoạt động khuyến học tại nhiều địa phương chưa phát triển do phong trào khuyến học chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Để đẩy mạnh sự phát triển của phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các đơn vị, địa phương thống nhất nhận thức về việc triển khai phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phát triển mạnh các mô hình học tập, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc xây dựng và triển khai mô hình “Công dân học tập” trong các trường đại học đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai; đồng thời, chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên có tính liên thông, mở đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân; tích cực tham gia xây dựng tài nguyên mở.
Trao đổi về xây dựng tài nguyên mở, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ sẽ tích cực tham gia nội dung này. Việc tổ chức học tập thường xuyên của các loại hình cán bộ, công chức, viên chức không chỉ nhằm mục đích lấy chứng chỉ mà điều quan trọng là nâng cao kiến thức và trình độ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội chuyển đổi số./.
P. Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20