Đẩy mạnh giám sát việc chấp hành pháp luật lao động
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn cần tập hợp, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Ảnh: B.D |
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành văn bản số 1785/TLĐ đề nghị các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp, bảo đảm đời sống người lao động và ổn định tình hình quan hệ lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, qua đó nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, ngày 15/11/2019 , Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi tắt là Nghị định số 90/2014/NĐ-CP). Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp, bảo đảm đời sống người lao động và ổn định tình hình quan hệ lao động trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý - 2020, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong việc thực hiện Nghị định số 90/2009/NĐ- CP.
Cụ thể: Chỉ đạo công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 90/2009/NĐ-CP. Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp (khoản 3 Điều 5 Nghị định số 90/2009/NĐ-CP). Phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu của doanh nghiệp phải công bố công khai cho người lao động được biết.
Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc, đặc biệt là công đoàn cơ sở phối hợp, trao đổi với với người sử dụng lao động đồng cấp xây dựng phương án thưởng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; thông báo để toàn thể người lao động trong doanh nghiệp được biết. Thực hiện tốt kế hoạch số 84/KH-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng đề nghị, các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác giám sát đối với việc thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP và pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội… của các doanh nghiệp, nhất là việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, không để xảy ra tình trạng nợ đọng tiền lương, tiền thưởng của người lao động.
Bên cạnh đó, cần tập hợp nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm Nghị định số 90/2019/NĐ-CP cũng như pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội. Tuyên truyền giải thích để đoàn viên, người lao động nắm bắt được các quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.
Theo dõi, bám sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Khi có tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của tập thể người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33