Đất và người ở HTX La Khê - Kỳ 2: 9124,5 m2 đất mặt đường Lê Trọng Tấn chuyển nhượng giá... 1,5 tỷ đồng

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng ông Vũ Văn Chuyển cũng có trong tay bản “Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê”, nhưng bản hợp đồng ký chưa ráo mực thì rất nhiều bà con HTX La Khê phản đối vụ chuyển nhượng này...
Đất và người ở HTX La Khê - Kỳ 1: Khi người thuê muốn làm chủ đất

Như báo Lao động Thủ đô đã đề cập ở bài trước, ông Vũ Văn Chuyển - Tổng giám đốc Công ty Thái Việt được HTX La Khê cho thuê hơn 9000m2 đất bên đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội) để làm bãi xe tĩnh với thời gian thuê 20 năm (2006-2026). Tuy nhiên, năm 2011 ông Chuyển muốn “sang tên sổ đỏ” mảnh đất này (tài sản gắn liền với đất và quyền thuê đất đến năm 2053) với giá 20 tỷ đồng. Nhưng kế hoạch không thành công.

Không cam chịu thất bại, doanh nhân Vũ Văn Chuyển đã kiên trì chờ đợi cơ hội. Và rồi, không phụ lòng chờ đợi, sự khát khao có được mảnh đất “vàng” của ông, cơ hội đã đến.

Đất và người ở HTX La Khê - Kỳ 2: 9124,5 m2 đất mặt đường Lê Trọng Tấn chuyển nhượng giá... 1,5 tỷ đồng
Hơn 9000m2 đất nằm bên đường Lê Trọng Tấn.

Theo quy định, hạn cuối cùng để các HTX phải tổ chức lại là ngày 1/7/2016. Bởi vậy, năm 2015 HTX La Khê đã thành lập Hội đồng tổ chức lại HTX. Tất cả 3454 xã viên HTX đã được chia mỗi người 7,1 triệu đồng.

Từ ngày 9-14/6/2016 những ai có đủ tiêu chuẩn và muốn tham gia thì góp mỗi người 14 triệu đồng để trở thành xã viên HTX La Khê hoạt động theo mô hình mới (có 904 xã viên đủ điều kiện và góp tiền).

Đây là thời điểm được cho là “tranh tối, tranh sáng”, cái cũ chưa qua, cái mới chưa tới, nhưng thời cơ thì đã đến. Ngày 3/3/2017, doanh nhân Vũ Văn Chuyển và Chủ nhiệm HTX La Khê Nguyễn Huy Tuyển đã ngồi vào bàn ký “Hợp đồng chuyển nhượng gắn liền với đất thuê”.

Theo hợp đồng này, HTX La Khê đồng ý chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Thái Việt (Công ty Thái Việt) tài sản gắn liền với đất thuê (thời gian thuê đến năm 2053). Tài sản gắn liền với đất là nhà kho có diện tích 5600m2, công trình phụ trợ có diện tích 180m2. Mảnh đất có diện tích 9124,5m2 địa chỉ đường Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Mục đích sử dụng đất xây dựng bến xe tĩnh La Khê, cửa hàng xăng dầu, kinh doanh dịch vụ bãi xe. Trị giá chuyển nhượng là...1,5 tỷ đồng.

Và một thời gian sau, tài khoản của HTX La Khê thấy “nổi” thêm 6 tỷ đồng thì mọi người mới biết, ngoài 1,5 tỷ đồng trị giá chuyển nhượng trên hợp đồng, doanh nhân Vũ Văn Chuyển ngỏ ý “hỗ trợ” cho bà con xã viên HTX La Khê thêm 7 tỷ đồng nữa (6 tỷ chuyển trước, 1 tỷ khi nào sang tên sổ đỏ thành công sẽ chuyển).

Như vậy, nếu hợp đồng này “xuôi chèo mát mái” thì hơn 5600m2 nhà kho trên diện tích 9124,5 m2 có thời gian thuê đất đến năm 2053 nằm bên đường Lê Trọng Tấn được “sang tay” với số tiền 8,5 tỷ đồng.

Cái giá đó đắt hay rẻ? Có "mùi" của nhóm lợi ích không? Có ai ép buộc ai không? Chắc là không ai ép buộc ai cả, bởi trong hợp đồng ghi rõ ràng “hai bên tự nguyện cùng nhau lập và ký hợp đồng này...”, rồi Văn phòng Công chứng Đại Nam (nơi công chứng hợp đồng này) với những công chứng viên dày dạn kinh nghiệm, có “bất thường” trên hợp đồng và những người đại diện, chắc họ cũng “soi” ra.

Nhưng, chỉ bằng một phép tính, đến bà bán rau cũng nhẩm ra, mỗi năm Công ty Thái Việt trả cho HTX La Khê 30 triệu đồng/tháng tiền thuê đất. Thời gian thuê còn lại của hợp đồng là 37 năm, như vậy chỉ tính 30 triệu/tháng (không cần tăng giá trong 37 năm còn lại) thì số tiền đã là 13,3 tỷ đồng. Đấy là chưa kể tài sản trên đất là 5600m2 nhà kho và 180m2 công trình phụ trợ.

Và 20 tỷ của thỏa thuận ban đầu năm 2011, 6 năm sau “teo” còn 8,5 tỷ. Có ai tin giá đất mặt đường Lê Trọng Tấn càng để càng mất giá không? Còn ông Chuyển thì giải thích đầy thuyết phục: “Thời điểm đó có doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng với điều kiện tôi phải đứng tên sổ đỏ, tôi mới trả giá đó. Bây giờ cơ hội đầu tư trôi qua rồi nên giá chỉ còn vậy thôi”.

Đất và người ở HTX La Khê - Kỳ 2: 9124,5 m2 đất mặt đường Lê Trọng Tấn chuyển nhượng giá... 1,5 tỷ đồng
Ông Ngô Văn Thuyết : “Nếu cố tình bán mảnh đất này là tham nhũng”.

Làm doanh nhân đương nhiên ông Chuyển phải đàm phán để ký được hợp đồng có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình. Cái giá chuyển nhượng 1,5 tỷ đồng cho 5600m2 nhà xưởng trên diện tích 9214,5m2 đất bên mặt đường Lê Trọng Tấn, nói như ông Chuyển là “thuận mua vừa bán”. Đắt thì cắn răng chịu, rẻ thì được hưởng, đó là lẽ thường của kinh doanh. Còn vì sao HTX La Khê đại diện là ông Tuyển chuyển nhượng với giá đó thì ông không biết!?

Bỏ qua chuyện đắt rẻ từ hợp đồng chuyển nhượng nói trên, ông Chuyển quả thực là một người nhân nghĩa. Mảnh đất này giúp công ty làm ăn phát đạt, ông sống ở đây, nói như ông “hằng ngày trông thấy bà con xã viên HTX La Khê nên phải sống thật đàng hoàng”. Bởi vậy, dù hợp đồng chuyển nhượng có giá 1,5 tỷ nhưng ông yêu quý bà con xã viên HTX nên sẵn sàng bỏ ra những 7 tỷ đồng để hỗ trợ bà con. Ấy vậy mà rất nhiều bà con vẫn không hài lòng. Còn ông Nguyễn Văn Thành (tổ dân phố 4) phường La Khê, xã viên HTX La Khê cho rằng, người dân ở La Khê hiền lành, sống có văn hóa.

Là Chủ nhiệm HTX La Khê từ năm 1984-1992, ông Ngô Văn Thuyết (75 tuổi) vô cùng bức xúc khi nghe tin mảnh đất có sổ đỏ cuối cùng của HTX đã bị chuyển nhượng. Trước đó, ngày 11/7/2016 trong cuộc họp để thống nhất có nên bán mảnh đất không, ông Thuyết cũng được mời dự. Và tại cuộc họp này, ông Thuyết cho biết: “Tôi là người phản đối bán mảnh đất này, vì bán là hết. Trước đây mỗi năm cứ Tết đến mỗi xã viên được chia khoảng 2 triệu đồng để sắm Tết, bán đi rồi Tết đến trông vào đâu?”.

Theo ông Thuyết, phải giữ được mảnh đất này, ai cố tình bán là tham nhũng.

Ông Thuyết quyết liệt giữ đất nhưng thời làm Chủ nhiệm HTX của ông qua lâu rồi, ông cũng không còn là xã viên HTX nữa vì đã quá tuổi, bởi vậy tiếng nói của ông rơi vào hư vô.

Nhưng xã viên HTX La Khê lại có một Trịnh Quang Nam, Giám đốc HTX La Khê - người kế nhiệm của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Huy Tuyển. Ông Nam đã nhanh chóng siết lại đội ngũ và tìm mọi cách hợp pháp để mảnh đất không thể được sang tên.

Vậy là ước mơ sang tên sổ đỏ của doanh nhân Vũ Văn Chuyển hơn 4 năm trời vẫn dang dở dù mới đây ông đã mỉm cười khi nghe tòa tuyên án. Nhưng phán quyết đó của tòa thêm một lần làm xã viên HTX La Khê dậy sóng.

(Còn nữa)

Minh Quang

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Xem thêm
Phiên bản di động