Thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần: Bắt đầu từ giới trẻ

Nhựa dùng một lần (SUPs) đã trở thành một phần khó thay đổi trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi, SUPs gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ ô nhiễm đất, nước, đến ảnh hưởng chuỗi thức ăn, rác thải nhựa trở thành bài toán khó giải trên toàn cầu.
Ngành Y tế Hà Nội: Nói không với chai nước nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị Vận động nhân dân không sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần Hà Nội ngừng cấp kinh phí mua sắm sản phẩm nhựa dùng một lần

Thái độ là yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Không thể phủ nhận những tiện ích mà các sản phẩm nhựa dùng một lần mang lại cho cuộc sống, tuy nhiên, những năm gần đây, ảnh hưởng của việc sửa dụng SUPs đang gây ra lo ngại về môi trường, cuộc sống.

SUPs là những sản phẩm tiện lợi, quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi đó, SUPs lại gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ việc ô nhiễm nguồn nước, đất đai cho đến ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn, rác thải nhựa đang trở thành vấn đề môi trường toàn cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng sản xuất xanh, cho ra thị trường các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như ống hút gạo, túi giấy, túi vải, bình nước kim loại, hộp đựng thực phẩm phân hủy sinh học,… Tuy nhiên, việc sử dụng những sản phẩm này cũng như để thay đổi được thói quen tiêu dùng lâu đời của người dân, đặc biệt là giới trẻ, vẫn còn rất nhiều thách thức.

Trong bối cảnh tiêu thụ sản phẩm nhựa của người tiêu dùng đang tăng nhanh với mức gia tăng bình quân đầu người lên tới 10,6% mỗi năm và lượng chất thải nhựa gia tăng khoảng 5% mỗi năm, việc loại bỏ SUPs hoàn toàn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, ở những cửa hàng nhỏ lẻ, chợ truyền thống, việc tiêu dùng SUPs thường chưa được thống kê đầy đủ, điều này càng làm phức tạp thêm bức tranh ô nhiễm môi trường.

Thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần: Bắt đầu từ giới trẻ
Ống hút rau củ là một trong những "phát minh xanh".

Theo một khảo sát tại Hà Nội về hành vi tiêu dùng liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm thay thế cho SUPs, được triển khai với nhóm người trẻ tuổi - thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1996 đến năm 2006) - đối tượng không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường tiêu dùng trong tương lai, mà còn nhạy cảm với các xu hướng thay đổi về nhận thức môi trường cho thấy, thái độ chính là yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với việc sử dụng các sản phẩm thay thế, họ sẽ có xu hướng thực hiện hành vi đó. Ngược lại, nếu cá nhân có quan điểm tiêu cực, coi việc chuyển đổi là phức tạp hay không cần thiết, thì ý định thay đổi sẽ bị giảm sút.

Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng của những người quan trọng trong cuộc sống cá nhân (gia đình, bạn bè, người thân) cũng là một trong những quyết định xu hướng tiêu dùng. Khi giới trẻ nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ môi trường xung quanh, họ có xu hướng đồng thuận với quan điểm chung và dễ dàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế cho SUPs.

Song song với đó, người trẻ cũng rất nhạy cảm với áp lực xã hội; họ tin tưởng vào quyết định của những người thân thiết và những người có uy tín trong cộng đồng. Nếu gia đình, bạn bè và các nhân vật có ảnh hưởng khuyến khích việc sử dụng sản phẩm thay thế, thì ý định chuyển đổi của họ càng được củng cố. Đây là bằng chứng cho thấy tác động của “hiệu ứng đám đông” trong việc định hướng hành vi tiêu dùng xanh.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ

Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị về chính sách có thể được đưa ra nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi từ SUPs sang các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Để làm được điều này, việc đầu tiên là các nhà cung cấp cần mở rộng khả năng tiếp cận sản phẩm thay thế, cùng với đó là các chính sách ưu đãi như giảm thuế, miễn thuế đối với các sản phẩm xanh cần được áp dụng rộng rãi. Việc tăng cường phân phối sản phẩm thay thế tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và quán cà phê sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và làm quen với các lựa chọn bền vững.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh giáo dục và truyền thông như các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục về tác động tiêu cực của SUPs đối với môi trường và lợi ích của các sản phẩm thay thế cần được triển khai thường xuyên. Trường học, đại học và các tổ chức cộng đồng có thể là nơi tổ chức các chương trình ngoại khóa, hội thảo và chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ.

Khi mà chiến lược truyền thông kết hợp với sự ảnh hưởng của những người có uy tín có thể tạo ra hiệu ứng đám đông tích cực, thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Khi người tiêu dùng nhận thấy rằng bạn bè và người thân đang thay đổi thói quen, họ cũng sẽ có xu hướng làm theo.

Để giải quyết vấn đề này cũng rất cần sự hỗ trợ từ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tích cực cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm thay thế có chất lượng cao, giá cả phải chăng và thân thiện với môi trường. Đồng thời, họ cũng cần xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá sản phẩm và hướng tới việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng bền vững.

Trong bối cảnh rác thải nhựa đang là vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của giới trẻ trở nên hết sức quan trọng. Nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định sử dụng các sản phẩm thay thế cho SUPs. Nếu các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ cùng với các chiến dịch truyền thông hiệu quả, giới trẻ sẽ dần chuyển sang những lựa chọn xanh, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Việc này không chỉ mang lại lợi ích về mặt môi trường mà còn mở ra cơ hội phát triển cho thị trường sản phẩm xanh tại Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng là một quá trình phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó cần có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện mô hình giải thích và đưa ra các giải pháp thiết thực hơn.

Chỉ có sự chung tay của các chính sách, doanh nghiệp và cộng đồng mới có thể tạo ra một sự thay đổi toàn diện trong thói quen tiêu dùng của giới trẻ. Đó cũng là chìa khóa để hướng tới một tương lai xanh, sạch và bền vững.

Phương Chi - Hà My

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, lũy kế hết tháng 3/2025, thành phố Hà Nội có 94.143 đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); với tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tính đến hết tháng 3/2025 là 5.974,5 tỷ đồng.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Quận Long Biên: Huy động sự vào cuộc của các cấp cùng chăm lo tốt hơn cho người lao động

Quận Long Biên: Huy động sự vào cuộc của các cấp cùng chăm lo tốt hơn cho người lao động

Ngày 24/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025; tuyên dương Công nhân giỏi năm 2025; khen thưởng phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” năm 2024.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai trong "Tháng Công nhân" năm 2025

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa được triển khai trong "Tháng Công nhân" năm 2025

Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về việc tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, ngày 24/4, UBND quận Đống Đa phối hợp cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm vừa phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025. Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội dự và chỉ đạo hội nghị.
Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ tổ chức Kỳ họp thứ 19, khoá VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung: Thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận; xem xét, phê chuẩn Quyết toán ngân sách quận năm 2024.

Tin khác

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều ngày 22 và sáng 23/4/2025, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ khoá XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Việt Nam đang sở hữu các điều kiện thuận lợi hiếm có để trở thành điểm đến chiến lược trong làn sóng vốn tư nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động