Đạo đức báo chí thời “cách mạng 4.0”

Đạo đức báo chí là đề tài được đề cập khá nhiều trong mấy năm gần đây, đặc biệt kể từ khi mạng xã hội (MXH) bùng nổ. Làm gì để giữ gìn đạo đức nghề nghiệp đang là câu hỏi đầy thách thức đặt ra đối với những người làm báo.
dao duc bao chi thoi cach mang 40 Tinh thần của tuổi trẻ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
dao duc bao chi thoi cach mang 40 Khoa học và công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Phát biểu tại Toạ đàm “Làm báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0”, tại Hội báo toàn quốc năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết, trong lĩnh vực báo chí truyền thông, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

dao duc bao chi thoi cach mang 40
Ảnh minh họa

Để nắm bắt được xu thế mới này, rất cần những cuộc trao đổi, toạ đàm để giới báo chí, các cơ quan quản lý báo chí và công chúng báo chí hiểu sâu hơn về những tác động của cuộc “cách mạng 4.0” mang lại, từ đó có những bước đi phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo...

Ở thời điểm hiện tại, báo chí đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với MXH và việc giữ gìn đạo đức nhà báo cũng thực sự là một thách thức Theo TS. Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam: Đối với mạng xã hội, chỉ tính riêng Facebook (FB), hiện Việt Nam có hơn 40 triệu người sử dụng.

Điều này cho thấy, người dân có xu hướng tiếp cận thông tin “thượng vàng hạ cám” và đưa tất cả thông tin mà họ có được, nghe được, xem được lên FB theo kiểu “mình thích thì mình làm thôi”, không cần biết thông tin đó đúng sai thế nào, ảnh hưởng tới ai, có vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục không.

Bản thân các cơ quan báo chí đã phải cạnh tranh với nhau, các loại hình báo chí cạnh tranh với nhau đã rất gay gắt, giờ phải cạnh tranh với MXH, nên một bộ phận phóng viên vì áp lực thông tin, đã lơ là đạo đức nghề nghiệp.

Có thể nói rằng, MXH chỉ tác động tiêu cực tới những nhà báo yếu bản lĩnh, yếu chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của họ có vấn đề. Tương tự, đạo đức của một bộ phận dân chúng xuống cấp không thể đổ tội cho cơ chế thị trường, cho hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực, đổ tội cho việc người dân được tiếp cận tự do với văn hoá, phim ảnh, âm nhạc… nước ngoài.

Hiện nay, áp lực tìm kiếm thông tin với báo chí rất khốc liệt vì phải cạnh tranh với MXH. Vấn đề là không thể bỏ mạng xã hội, mà phải sống chung, cùng tồn tại. Về vấn đề này theo TS. Trần Bá Dung: MXH có lợi thế vượt trội mà báo chí không bao giờ có. Đó là có thể đăng tải thông tin, video clip ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ và ai cũng có thể trở thành “phóng viên”, “biên tập viên”, “bình luận viên”, “tổng biên tập”.

Còn báo chí, ngoài tin bài, hình ảnh cũng phải biên tập, duyệt trước khi đăng, nên có độ trễ nhất định. Do đó, không thể tiếp cận ngay sự việc lúc đang diễn ra, trừ một số rất hiếm hoi sự việc diễn ra vô tình có sự chứng kiến của phóng viên hay cộng tác viên của cơ quan báo chí nào đó. “Có thể nói, rất nhiều thông tin trên mạng xã hội là nguồn tin vô giá đối với báo chí.Thông tin trên MXH cũng mạnh mẽ như lũ.

Vấn đề là phải sống chung với “lũ thông tin” trên MXH; tìm kiếm, sử dụng những điểm mạnh của thông tin mạng. Trên thế giới và ở cả Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí đã biết sử dụng những thông tin rất đắt, rất có giá trị trên mạng như một nguồn tin. Vấn đề là kiểm chứng và sử dụng nguồn tin đó thế nào để đảm bảo chính xác, trung thực và không vi phạm đạo đức người làm báo”, TS.Trần Bá Dung cho biết.

Việc MXH phát triển nhanh chóng khiến báo chí bị “lép vế” đang đặt ra cho các tòa soạn báo một vấn đề thực sự nghiêm túc về việc ban hành Bộ quy chế ứng xử trên MXH để nhà báo có trách nhiệm hơn với những gì mình chia sẻ trên MXH.

Theo Nhà báo Nguyễn Tri Thức – Vụ trưởng, Trưởng ban Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Cộng sản: Bất luận không cần biết cộng đồng mạng sẽ hiểu như thế nào nhưng mỗi người dùng FB đều có trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm xã hội (đặc biệt là các hot facebooker) trước những gì đăng tải lên FB cá nhân.

Ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mình bày tỏ nhà báo còn ý thức được những gì mình chia sẻ trên mạng không đơn thuần chỉ là ý kiến cá nhân mà nó có thể liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà báo; và do đó, cần ý thức được sự tác động xã hội sẽ như thế nào trước quan điểm cá nhân của mình. Vì vậy, việc lựa chọn những gì đăng tải trên FB luôn cần gắn thêm trách nhiệm nhà báo, trách nhiệm xã hội của mình, đặc biệt trước những sự việc có thể gây ồn ào trong dư luận.

Việc các tờ báo lớn ở Mỹ và Phương Tây soạn thảo, ban hành những Bộ quy tắc ứng xử trên MXH cho các nhà báo của mình là điều cần thiết. Theo tôi biết, ở Việt Nam cũng có những cơ quan báo chí quy định về việc này, không chính thức, bằng cách này hay cách khác, bởi nếu không có tư cách nhà báo, những thông tin mà họ tiếp cận được, chia sẻ dưới lăng kính thư thế nào sẽ không thể đầy đủ, sâu sắc, nhanh nhạy đến thế...

Việc xây dựng Bộ quy chế ứng xử trên MXH chung cho các nhà báo, cũng như riêng từng tòa soạn là việc cần tính đến một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ là những quy định riêng của mỗi cơ quan báo chí cụ thể, với những đặc thù khác nhau, thậm chí là những quy định thường xuyên, liên tục tại các buổi họp, hay trên mạng nội bộ...

Như vậy sẽ phù hợp hơn, bởi những quy định cụ thể về những vấn đề liên quan đến MXH có thể liên tục thay đổi, bởi sự phát triển thần tốc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) sẽ tác động mạnh mẽ tới báo chí – truyền thông. Với bất kỳ quy chế nào, việc quy định càng chi tiết, cụ thể thì khi áp dụng vào thực tiễn sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn.

“Tuy nhiên, như trên đã nói, trong hệ sinh thái truyền thông hiện nay, Bộ quy chế nếu được xây dựng thì cũng không thể bao quát hết được những gì có thể xảy ra... Ngoài những quy định chung, cần có thêm những quy định cụ thể và cần được mở để có thể điều chỉnh được sự tham gia của nhà báo trên MXH một cách kịp thời, hiệu quả”, nhà báo Tri Thức chia sẻ.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) với chủ đề Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI

(LĐTĐ) Apple dự kiến sẽ ra mắt một thiết bị nhà thông minh hoàn toàn mới vào tháng 3/2025, mang tên mã J490. Thiết bị này tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), màn hình 6 inch cảm ứng, camera, pin sạc, và loa tích hợp, cho phép người dùng gắn lên tường hoặc đặt ở các bề mặt trong nhà.
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh

(LĐTĐ) Google đang tiến hành thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng đặt câu hỏi bằng giọng nói, và nhận câu trả lời ngay lập tức, mở ra trải nghiệm tìm kiếm liền mạch, đặc biệt trên thiết bị di động. Tính năng mới này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm bằng giọng nói của Google, giúp người dùng dễ dàng đặt các câu hỏi tiếp nối mà không cần phải khởi động lại quá trình tìm kiếm.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người

(LĐTĐ) Giáo sư Sebastian Seung từ Đại học Princeton (Mỹ), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực não bộ và AI, nhận định rằng nhờ AI, việc lập bản đồ hoàn chỉnh bộ não con người đã trở thành khả thi trong một tương lai không xa. Theo ông, nếu không có AI, nhân loại sẽ phải mất tới 50.000 năm để giải mã toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ não.
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng

(LĐTĐ) Apple tiếp tục gây chú ý với những dự định lớn lao cho dòng sản phẩm MacBook Pro, sau khi vừa ra mắt MacBook Pro M4. Công ty không ngừng phát triển và đã lên kế hoạch cho các cải tiến đáng mong đợi vào năm 2026.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập

(LĐTĐ) Meta đang tiến hành xây dựng một công cụ tìm kiếm AI riêng, giúp nâng cao tính tự chủ trong hệ sinh thái và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm bên ngoài như Google và Bing. Động thái này đánh dấu bước đi chiến lược của Meta trong việc phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các nền tảng của mình, bao gồm Facebook và Instagram.
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật

(LĐTĐ) Google vừa công bố việc tích hợp thêm 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật, giúp hơn 300 triệu người trên lục địa này có thể tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Với bản cập nhật mới này, Google hiện có khả năng dịch hơn 94 ngôn ngữ toàn cầu sang 25 ngôn ngữ bản địa châu Phi.
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần

(LĐTĐ) OpenAI, cha đẻ của chatbot ChatGPT nổi tiếng, hiện đang ấp ủ một mô hình AI mới mang tên Orion, dự kiến ra mắt vào tháng 12/2024. Mô hình này được dự báo sẽ có khả năng mạnh mẽ hơn GPT-4 hiện tại gấp 100 lần và được coi là một bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của OpenAI.
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!

(LĐTĐ) Với khoản tài trợ lớn lên đến 270 triệu USD, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Singapore (NSCC) đang đẩy mạnh đào tạo hàng nghìn chuyên gia công nghệ nhằm chuẩn bị cho thế hệ siêu máy tính tiếp theo. Đây là lần thứ hai Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) cung cấp tài trợ cho lĩnh vực này, cho thấy cam kết của đất nước trong việc phát triển công nghệ tính toán tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong trí tuệ nhân tạo (AI), nghiên cứu biến đổi khí hậu, và chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động