Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông: Vì sao “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”?
Cần "bước nhảy" quan trọng từ giáo dục phổ thông | |
5 nhiệm vụ của giáo dục THPT trong năm học mới |
Trên bảo tốt, dưới bảo không tốt
Đánh giá về chất lượng giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, kết quả học tập của học sinh có sự cải thiện và nâng cao. Trừ cấp tiểu học (chỉ đánh giá theo 2 tiêu chí hoàn thành và chưa hoàn thành), ở cấp THCS và THPT, học sinh khá giỏi chiếm tỷ lệ áp đảo, còn học sinh yếu kém là rất ít.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi mà Bộ GD-ĐT đánh giá là chưa thực chất. Bởi nếu đánh giá cho đúng thì chất lượng học tập của học sinh phải đạt cả hai mặt: nắm chắc kiến thức văn hóa và phải thực hành thí nghiệm thành công kiến thức đã học.Vì thế,“tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu từ trung bình trở lên chỉ đạt khoảng 60%” - ông Nguyễn Đình Anh nhìn nhận.
Các diễn giả tham dự Hội thảo Giáo dục 2017. (Ảnh: H.Thành) |
Cũng ví dụ về sự bất nhất quan điểm trong đánh giá chất lượng và mục tiêu giáo dục, bà Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên Lịch sử Trường THCS Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) dẫn chứng, Dự án mô hình trường học mới (VNEN) theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì đó là chương trình tốt, phù hợp với học sinh Việt Nam nhưng lại bị phụ huynh phản đối sau một thời gian triển khai. “Bản thân tôi rất ủng hộ mô hình VNEN vì nó nhắm đến phát triển kỹ năng nhận thức, còn các phụ huynh phản đối VNEN vì lo sợ con em mình đạt điểm kém trong các kỳ thi, nhất là thi tốt nghiệp và vào đại học. Nếu phương thức và nội dung thi cử nhắm đến việc đánh giá kỹ năng nhận thức, đến sáng tạo, đến các kỹ năng mềm… như mục tiêu của VNEN, thì chắc chắn phụ huynh sẽ không xin cho con em mình thôi học VNEN” - cô giáo Huyền Thảo chia sẻ.
Hay kết quả PISA của Việt Nam những năm gần đây xếp thứ hạng cao, thậm chí “vượt mặt” các nước tiên tiến trên thế giới nhưng đa phần người dân Việt Nam, thậm chí các chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo không tin đó là sự thật. TS. Lê Quang Minh (Trung tâm đào tạo quản lý tiên tiến, Viện Quản trị Đại học - ĐHQG TP.HCM) cho biết, lúc bắt đầu nghiên cứu về kết quả PISA, bản thân ông cũng không thể tin vị trí xếp hạng của Việt Nam.“Tôi cũng như rất nhiều người Việt, dường như không tin về chất lượng giáo dục của nước mình.
Tôi từng nghĩ rằng, hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ giỏi đào tạo gà nòi để đi thi.Tuy nhiên khi nghiên cứu rất kỹ về PISA, tôi hiểu rằng, PISA đo năng lực học sinh chứ không phải khả năng thi cử” - TS Lê Quang Minh chia sẻ. Về vấn đề này, TS. Lê Thống Nhất cũng đặt câu hỏi ráo riết: “Chúng ta có quá nhiều đánh giá về thành tích, nhưng tại sao trên bảo tốt - dưới bảo không tốt. Đến khi nào chúng ta đồng nhất được chất lượng, để lãnh đạo Bộ GD -ĐT phía trên và địa phương, giáo viên phía dưới cùng chung nhận định tốt hay chưa tốt?”.
Cần thống nhất chuẩn đánh giá
Theo TS. Lê Quang Minh, sự khác biệt này xuất phát từ mục tiêu và nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành chất lượng từ đầu vào, quá trình đến đầu ra của giáo dục. Đặc biệt, ở Việt Nam, chất lượng giáo dục từ góc nhìn của các bên liên quan rất khác nhau.Trong khi Bộ GD - ĐT (được xem là đại diện quan điểm Nhà nước) đưa ra quan điểm toàn diện, nhắc nhiều đến tỷ lệ đạt chuẩn giáo dục khu vực và quốc tế thì chất lượng giáo dục tốt trong quan điểm của các Sở GD - ĐT (địa phương) lại là đạt các chuẩn quốc gia, các chỉ tiêu trên giao. Trong khi nhà trường quan điểm chất lượng là đạt chuẩn quốc gia, đạt chỉ tiêu địa phương đề ra, tỷ lệ thi đỗ các cấp thì phụ huynh lại quan điểm chất lượng là kết quả học tập của con em, kết quả thi đại học, mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường.
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCMNguyễn Đức Nghĩa cho rằng: “Chúng tôi rất mong muốn làm rõ đổi mới đánh giá, thi cử như thế nào để đánh giá được năng lực của người học. Thực tế đã chứng minh học sinh thi gì học nấy chứ không phải học gì thi nấy. Học sinh vẫn chạy theo cái đích là vào đại học. Bởi vậy, chúng ta cần làm rõ vấn đề: Đổi mới đánh giá thi cử thế nào để đánh giá được năng lực người học? Và đánh giá có phải chỉ là qua điểm số như hiện nay?”...
Chính sự trái ngược, không thống nhất trong quan điểm về chất lượng giáo dục đã dẫn đến những nhận thức trật khớp nhau giữa các cấp, các bên. Theo ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường phổ thông Marie Curie (Hà Nội): “Chỉ khi có một đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở khoa học về giáo dục Việt Nam nói chung và phổ thông nói riêng thì mới có giải pháp đúng để đổi mới giáo dục được”. Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, ngành giáo dục cần thống nhất chuẩn khái niệm, chuẩn đánh giá để có được sự đồng nhất về nhìn nhận chất lượng giáo dục cũng như cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục thay vì kiểu “ông nói gà, bà nói vịt” như hiện nay.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03