Đảm bảo giải quyết các chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho doanh nghiệp không quá 1 ngày làm việc
Ngày 26/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST tiếp tục chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách của đơn vị thì thực hiện giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc. |
Theo đó, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phân công lãnh đạo, viên chức chủ động liên hệ với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để đôn đốc, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết các chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; xác nhận các Danh sách theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 23) về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, gồm:
- Danh sách người lao động tham gia đào tạo;
- Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;
- Danh sách người lao động ngừng việc;
- Danh sách người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19;
- Danh sách người lao động được người người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);
- Danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách của đơn vị thì thực hiện giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót thì chuyển lại ngay để đơn vị bổ sung, hoàn thiện.
Trước đó, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ (Nghị quyết số 68) và Quyết định số 23, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã khẩn trương, liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt đối với toàn hệ thống, nhằm tạo thuận lợi tối đa trong công tác hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động như: Ngày 8/7/2021 (sau 1 ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 23), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 1988/BHXH-TST hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện; ngày 9/7/2021, tổ chức Hội nghị trực tuyến trong toàn ngành từ Trung ương đến Bảo hiểm xã hội cấp huyện để quán triệt quyết liệt, triển khai thống nhất, đồng bộ đến các doanh nghiệp, người lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất; ngày 15/7/2021 ban hành Công văn số 2062/BHXH-TST và ngày 21/7/2021 ban hành Công văn số 2157/BHXH-TST về việc thực hiện giải quyết các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động...
Ngay sau khi có hướng dẫn, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch hoặc văn bản triển khai thực hiện, đồng thời gửi văn bản tới các đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chính sách hỗ trợ.
Đặc biệt, mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản về việc tổ chức đoàn công tác do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn làm Trưởng đoàn đến Bảo hiểm xã hội 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để nắm bắt tình hình thực hiện Nghị quyết số 68 và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn.
Với các giải pháp quyết liệt như: Giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đơn giản hoá thủ tục; đa dạng hình thức nộp hồ sơ; tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, làm thêm giờ… ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang đưa các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Kết quả, tính đến ngày 16/7/2021, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng trên 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính khoảng 4.322 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24