Bảo hiểm y tế - “phao cứu sinh” không thể thiếu của mỗi gia đình
Tại sao học sinh lại không được mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình? 6 chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/7 Lợi ích từ việc tham gia bảo hiểm y tế |
Tấm thẻ “vàng” vì sức khỏe
Là một trong những bệnh nhân không may bị bệnh Hemophilia, anh Tuyên (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) hiểu rõ căn bệnh quái ác này hơn ai hết. Đến nay, chống chọi với bệnh đã hơn 20 năm, anh Tuyên xác định, suốt đời phải gắn bó với bệnh viện, kèm theo đó là chi phí điều trị vô cùng đắt đỏ. Trong hành trình gian nan ấy, anh Tuyên luôn có thẻ bảo hiểm y tế đồng hành. Với anh, thẻ bảo hiểm y tế chính là “ân nhân” giúp anh tiếp tục được sống.
Từ 1/6/2021, đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô, người dân không cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy, điều này tạo thuận lợi hơn cho người dân trong khám chữa bệnh. |
Không chỉ anh Tuyên, gia đình cô Trà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng luôn trân trọng chính sách bảo hiểm y tế, bởi những lợi ích mà bảo hiểm y tế đã mang lại cho cô. 3 năm trước, cô Trà từng trải qua một cơn tai biến mạch máu não. Giữa ranh giới sinh tử ấy, với sự đồng hành của gia đình, sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ và cả những hỗ trợ quý giá từ Quỹ Bảo hiểm y tế, cô Trà đã “chiến thắng tử thần”, từng bước vượt qua bạo bệnh.
Hơn 1 năm điều trị với số tiền 140 triệu đồng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm y tế, cô Trà và các thành viên trong gia đình càng trân quý hơn tấm thẻ bảo hiểm y tế và hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm y tế để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cô Trà bộc bạch: “Cuộc sống vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà mình không biết trước được. Cho nên, cứ chủ động tham gia bảo hiểm y tế, không chỉ tốt cho mình mà còn để giảm gánh nặng cho người thân, nếu chẳng may mình bị ốm đau, bệnh tật. Nếu may mắn, mình được khỏe mạnh thì mình tham gia bảo hiểm y tế cũng là cách để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro với cộng đồng”.
Thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm y tế thời gian qua cho thấy, nhờ tham gia bảo hiểm y tế, nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh, nhờ đó, nhiều gia đình đã không bị tái nghèo do không phải chi trả các khoản chi phí “khổng lồ” của việc khám, chữa bệnh cho người thân. Không chỉ là giá trị vật chất, chính sách bảo hiểm y tế còn là điểm tựa tinh thần giúp nhiều người có động lực, niềm tin để chiến thắng bệnh tật, hòa nhập lại với cuộc sống.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy: Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả từ 100-105 nghìn tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, Quỹ Bảo hiểm y tế còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính khác như Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận... Bởi lẽ đó, từ nhiều năm nay, bảo hiểm y tế đã được phần lớn người tham gia bảo hiểm y tế xem là “phao cứu sinh”, là “thẻ hộ mệnh” không thể thiếu của mỗi người.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy: Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả từ 100-105 nghìn tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, Quỹ Bảo hiểm y tế còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính khác như Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận... Bởi lẽ đó, từ nhiều năm nay, bảo hiểm y tế đã được phần lớn người tham gia bảo hiểm y tế xem là “phao cứu sinh”, là “thẻ hộ mệnh” không thể thiếu của mỗi người. |
Với những ý nghĩa thiết thực và nhân văn của chính sách bảo hiểm y tế, những năm qua, số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Thủ đô đã có sự tăng trưởng mạnh. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: Số người tham gia bảo hiểm y tế tính đến hết 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 7.306.968 người, tăng 304.929 người so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 4,35%), tăng 67.874 người so với thời điểm 31/12/2020 (tăng 0,94%), đạt tỷ lệ 98,49% so với kế hoạch của Hội đồng nhân dân giao.
Hiện, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế hiện nay trên địa bàn Thành phố ước đạt 90,4% dân số (đã gồm lực lượng vũ trang), trong khi đó, chỉ tiêu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao năm 2021 là 91,5%.
Về chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 6/2021, số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn Thủ đô là 4.802.463 lượt (trong đó 683.069 lượt nội trú, 4.119.394 lượt ngoại trú), giảm 0,22% so với cùng kỳ năm 2020; với chi phí bệnh viện đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế là 8.518,77 tỷ đồng (tăng 403,83 tỷ đồng, tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2020).
Góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân
Với nỗ lực không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cũng tăng cao.
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Nguyễn Đức Hòa thăm hỏi, tặng quà tới bệnh nhân bảo hiểm y tế đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. |
Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trên 100 triệu lượt người khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú (năm 2020, thanh toán cho trên 167,6 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với gần 103 nghìn tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2021, có gần 76 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với số chi bảo hiểm y tế ước hơn 49 nghìn tỷ đồng).
Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người dân, Quỹ Bảo hiểm y tế đã và đang tiếp tục giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn, giảm bớt gánh nặng chi trả chi phí khám chữa bệnh khi người tham gia bảo hiểm y tế không may bị ốm đau, bệnh tật.
Tại Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 697 điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong đó có 25 bệnh viện tuyến Trung ương (21 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, 4 đơn vị trực thuộc các bộ, ngành); 46 bệnh viện tuyến Thành phố; 110 cơ sở y tế tuyến huyện, xã (trong đó 39 bệnh viện); tại 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã có 482/579 trạm y tế xã tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô đã đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế đúng quy định. Sở Y tế Thành phố chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở, chú ý tập trung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID từ ngày 1/6/2021.
Đặc biệt, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực không ngừng để việc thực thi pháp luật bảo hiểm y tế đạt hiệu quả nhất; bảo đảm kịp thời quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế thông qua triển khai đồng loạt các giải pháp như: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế…
Đặc biệt, từ ngày 1/6/2021, ngành Bảo hiểm xã hội đã phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đưa vào sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đột phá, phù hợp với xu thế chuyển đổi số của ngành, và càng phù hợp hơn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế.
Với những ý nghĩa thiết thực của chính sách bảo hiểm y tế, những năm qua, số người tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta đã có sự tăng trưởng mạnh và vượt các mục tiêu đề ra. Năm 2016, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 11% so năm 2015, năm 2015 và 2017 mỗi năm tăng 6-7%, giai đoạn 2018-2020 duy trì mức tăng trên dưới 3% mỗi năm. Tính đến ngày 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người, tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng 36%), đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 90,85% dân số. Với tỷ lệ này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57