Đảm bảo cung ứng thuốc điều trị HIV/AIDS
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau 20 năm điều trị HIV/AIDS Tiến tới kiểm soát dịch HIV tại Việt Nam |
Phóng viên: Điều trị ARV đã góp phần đáng kể trong việc kiểm soát gia tăng lây nhiễm HIV, xin bà chia sẻ những kết quả chính về công tác điều trị cho người bệnh trong suốt thời gian qua?
PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Công tác điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV được triển khai tại Việt Nam đến nay đã hơn 20 năm. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu chuyển giao chi phí thuốc ARV và các dịch vụ điều trị ARV cho bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.
PGS.TS Phan Thị Thu Hương. |
Từ năm 2020, Việt Nam đã thực hiện phác đồ ARV tối ưu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Hiện, có gần 80% bệnh nhân sử dụng phác đồ tối ưu này, bao gồm cả điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đến tháng 9/2022, toàn quốc có 169.455 người nhiễm HIV được điều trị ARV, trong đó có 3.450 trẻ em. Có 499 cơ sở điều trị, trong đó có 442 cơ sở sử dụng thuốc ARV từ nguồn BHYT.
Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng điều trị ARV cao, với tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì cao. Năm 2017, tỷ lệ này là 94%. Từ năm 2018 đến nay tỷ lệ này luôn duy trì trên 95%. Về tỷ lệ HIV kháng thuốc mắc phải trong năm 2020 ở mức thấp dưới 5%. Đặc biệt, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV là một trong các ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Với việc mở rộng và sử dụng phác đồ ARV tối ưu, số trẻ nhiễm HIV từ mẹ đang giảm dần.
Một điểm đặc biệt, điều trị ARV cho người nhiễm HIV cũng là một trong các biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV. Trong những năm qua, Cục phòng chống HIV/AIDS đã phối hợp chặt chẽ với Chương trình chống lao Quốc gia triển khai đồng bộ công tác điều trị ARV cho người bệnh lao cũng như điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm HIV.
Phóng viên: Năm 2022, lần đầu tiên bệnh nhân điều trị ARV và Methadone được hỗ trợ điều trị viêm gan C. Xin bà cho biết kết quả và ý nghĩa của hoạt động này đối với sức khỏe của người dân?
PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Viêm gan C là một trong các căn nguyên hàng đầu dẫn đến bệnh gan mạn tính trên toàn cầu. Đường lây truyền của vi rút viêm gan C tương tự như HIV. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tiến triển nhanh hơn của bệnh gan ởnhững bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C. Tỷ lệ tiến triển xơ hóa tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C.
Ngoài ra, việc đồng nhiễm viêm gan C làm cho điều trị HIV trở nên phức tạp. Gan bị tổn thương do vi rút viêm gan C có khả năng tổn thương nặng hơn khi dùng một số thuốc ARV…Đồng thời, bệnh lý gan mạn tính cũng là một trong các nguyên nhân gây tử vong và giảm chất lượng sống của bệnh nhân nhiễm HIV. Bởi vậy, việc điều trị viêm gan C cho các bệnh nhân đồng nhiễm HIV sẽ giúp cho họ sống vui khỏe, tiếp tục ổn định điều trị ARV.
Hiện điều trị viêm gan C đã được BHYT chi trả. Tuy nhiên, giá thành điều trị căn bệnh này ở Việt Nam còn cao và BHYT chỉ thanh toán cho các trường hợp điều trị viêm gan C từ tuyến tỉnh trở lên. Đây là rào cản rất lớn đối với người bệnh HIV cũng như người đang điều trị methadone vì phần lớn trong số họ là có điều kiện kinh tế khó khăn và hiện đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện.
Trong năm 2022, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã điều trị cho 16.000 bệnh nhân ARV và bệnh nhân methadone bằng thuốc có tác dụng trực tiếp do Dự án Quỹ toàn cầu tài trợ. Tỷ lệ điều trị khỏi viêm gan C lên đến 97,4% ở những người hoàn thành phác đồ và đủ điều kiện làm xét nghiệm tải lượng vi rút viêm gan C. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với sức khỏe người bệnh, gánh nặng y tế và an sinh xã hội.
Phóng viên: Việc cung ứng thuốc ARV, trang thiết bị, vật tư trong năm qua gặp nhiều khó khăn, vậy có ảnh hưởng đến chất lượng điều trị HIV/AIDS như thế nào? Và Cục đã có những giải pháp nào để giải quyết trình trạng trên thưa bà?
PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Việc cung ứng thuốc ARV và thực hiện các xét nghiệm theo dõi điều trị vô cùng quan trọng trong việc duy trì, theo dõi hiệu quả điều trị của người bệnh. Nếu thuốc ARV cung ứng không đầy đủ, người bệnh HIV bị gián đoạn điều trị hoặc duy trì phác đồ điều trị không hiệu quả sẽ có nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị. Việc kháng thuốc này còn tạo ra hệ lụy nữa là có thể sẽ làm xuất hiện tình trạng nhiễm HIV kháng thuốc. Nguyên nhân là khi điều trị ARV không hiệu quả, xuất hiện chủng HIV kháng thuốc. Điều này sẽ dẫn đến việc lây truyền chủng HIV kháng thuốc sang người khác qua quan hệ tình dục. Và khi người bệnh không được xét nghiệm tải lượng HIV thì cũng sẽ có rất nhiều bất lợi đối với công tác điều trị ARV.
Thực tế trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân, bao gồm tác động của dịch Covid-19 đã dẫn việc cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT bị chậm; xét nghiệm tải lượng HIV chưa kịp thời, số người được làm xét nghiệm tải lượng giảm.Trong đó, có một số khó khăn chính được kể đến như tác động của các chính sách phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân bị thất nghiệp làm gián đoạn thẻ BHYT đã tác động đến việc duy trì điều trị ARV và các xét nghiệm hỗ trợ điều trị thanh toán qua BHYT. Đặc biệt, công tác mua sắm, đấu thầu thuốc BHYT, nguồn viện trợ hoặc nguồn ngân sách Nhà nước có nhiều khó khăn, phức tạp dẫn đến không mua được một số loại thuốc trong phác đồ, hoặc cung ứng chậm, không đúng tiến độ làm cho việc điều phối các nguồn thuốc trở lên phức tạp, tuy nhiên chưa để xảy ra tình trạng đứt thuốc của bệnh nhân.
Song song với đó, đối với xét nghiệm tải lượng HIV, tình trạng khan hiếm hoặc chậm cung ứng sinh phẩm là nguyên nhân dẫn đến số người điều trị ARV được xét nghiệm tải lượng HIV còn thấp. Điển hình như tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đã dừng việc xét nghiệm tải lượng HIV từ đầu năm 2022 đến nay do thiếu sinh phẩm. Trong khi Viện Pasteur đang đảm nhiệm nhiệm vụ xét nghiệm cho toàn bộ bệnh nhân tại các trại giam khu vực phía Nam và các tỉnh miền Trung.
Để khắc phục tình trạng này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đưa ra một số giải pháp, trong đó, trọng tâm là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị mua sắm thuốc ARV của BHYT để thực hiện các kế hoạch mua sắm bổ sung thuốc. Điều tiết thuốc ARV Các nguồn để hỗ trợ cho các cơ sở chưa có thuốc. Đồng thời, Cục sẽ làm việc với Quỹ toàn cầu đề nghị hỗ trợ thuốc ARV đối với các thuốc do BHYT và nguồn ngân sách Nhà nước chi trả nhưng không mua được. Làm việc với các đơn vị cung ứng xét nghiệm tải lượng, hướng dẫn các cơ sở điều trị điều chỉnh đơn vị ký hợp đồng xét nghiệm tải lượng HIV.
Bên cạnh đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn Dự án Quỹ toàn cầu tài trợ hoặc từ ngân sách địa phương trong việc hỗ trợ thẻ BHYT để người bệnh tiếp tục duy trì điều trị. Chúng tôi hy vọng rằng, những nỗ lực trên sẽ đảm bảo vẫn duy trì chất lượng điều trị ARV cho người bệnh.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22