Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là vấn đề nổi cộm với người lao động nhiễm HIV/AIDS

(LĐTĐ) Gần 40% người được phỏng vấn cho rằng không nên cho phép những người có HIV làm việc trực tiếp với những người không bị nhiễm. Cứ 10 người được hỏi, thì có tới 6 người cũng ủng hộ việc bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi cho phép đi làm. Đó là kết quả ghi nhận qua thu thập từ hơn 55.000 người ở 50 quốc gia.
Việt Nam khởi động Chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em lần thứ hai Gần 1/3 tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành Du lịch Thời giờ làm việc trong khu vực ASEAN chỉ có thể phục hồi phần nào trong năm 2021

Báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ty nghiên cứu và thăm dò dư luận Gallup International phối hợp thực hiện cho thấy tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại dai dẳng trong thế giới việc làm.

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu mới được công bố nhân Ngày Thế giới phòng, chống bệnh AIDS, hơn 40 năm sau kể từ khi bệnh AIDS xuất hiện, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại.

Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là vấn đề nổi cộm với người lao động nhiễm HIV/AIDS
Nghiên cứu cho thấy là việc thiếu kiến thức về lây truyền HIV là căn nguyên dẫn đến thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử. Ảnh minh họa

Cụ thể, qua khảo sát cho thấy: Gần 40% người được phỏng vấn cho rằng không nên cho phép những người có HIV làm việc trực tiếp với những người không bị nhiễm. Cứ 10 người được hỏi, thì có tới 6 người cũng ủng hộ việc bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi cho phép đi làm.

Nghiên cứu cho thấy là việc thiếu kiến thức về lây truyền HIV là căn nguyên dẫn đến thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử. Cứ trong hai người thì chỉ có một người biết HIV không thể lây truyền khi sử dụng chung một nhà vệ sinh và chỉ có 1/4 số người được hỏi trả lời chính xác về cách thức HIV lây truyền như thế nào. Những lầm tưởng và quan niệm sai lầm vẫn tồn tại dai dẳng và góp phần dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử.

Báo cáo "Khảo sát toàn cầu về Phân biệt đối xử với HIV trong thế giới việc làm" là sản phẩm hợp tác mang tính đột phá giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ty nghiên cứu và thăm dò dư luận Gallup International. Báo cáo đã làm sáng tỏ nguyên nhân khiến tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn tồn tại dai dẳng trong thế giới việc làm. Thông tin xây dựng báo cáo được thu thập từ hơn 55.000 người ở 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo báo cáo, quan điểm của các khu vực về vấn đề này khá khác nhau. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực có mức độ dung nạp thấp nhất về khía cạnh trực tiếp làm việc với người nhiễm HIV (chỉ có 40% người đươc phỏng vấn cho rằng nên cho phép người có HIV làm việc với người không bị nhiễm), tiếp đến là Trung Đông và Bắc Phi (chỉ 42% người đươc phỏng vấn người đươc phỏng vấn cho rằng nên cho phép người có HIV làm việc với người không bị nhiễm).

Những khu vực có thái độ tích cực nhất là Đông Phi và Nam Phi, theo đó gần 90% người được phỏng vấn cho biết nên cho phép làm việc trực tiếp với người nhiễm HIV.

Trình độ học vấn cao hơn cũng có mối tương quan với thái độ tích cực về khía cạnh làm việc với người nhiễm HIV. 68% những người có trình độ đại học trên toàn cầu đồng tình rằng nên cho phép làm việc trực tiếp với người có HIV, trong khi chỉ có 39,9% người tốt nghiệp tiểu học đồng ý với điều này.

“Thật đáng kinh ngạc khi những lầm tưởng và quan niệm sai lầm về HIV/AIDS vẫn còn rất phổ biến sau 40 năm kể từ khi căn bệnh này xuất hiện. Chính việc thiếu kiến thức cơ bản về phương thức lây truyền của HIV đã dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử,” bà Chidi King - Trưởng Bộ phận Giới, Bình đẳng, Đa dạng và Hòa nhập của ILO (GEDI) cho biết.

Cũng theo bà Chidi King, cuộc khảo sát này là lời cảnh tỉnh để củng cố lại các chương trình phòng chống và giáo dục về HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc khiến mọi người bị xa lánh, đẩy những người nhiễm HIV vào tình cảnh nghèo khó và ảnh hưởng tới mục tiêu đạt được việc làm thỏa đáng.

Từ kết quả khảo sát, Báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm việc triển khai các chương trình về HIV nhằm tăng cường hiểu biết của người lao động về cách thức lây truyền của HIV và xóa bỏ những hiểu biết sai lầm, cải thiện môi trường chính sách pháp luật về HIV để bảo vệ quyền của người lao động, bỏ yêu cầu xét nghiệm HIV bắt buộc theo Khuyến nghị của ILO về HIV và AIDS (Khuyến nghị số 200), mở rộng phạm vi tiếp cận an sinh xã hội, cũng như giải quyết tình trạng bạo lực và quấy rối có thể bắt nguồn từ kỳ thị và phân biệt đối xử bằng cách phê chuẩn và thực thi Công ước của ILO về chấm dứt Bạo lực và Quấy rối năm 2019 (Công ước số 190).

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động