Đảm bảo chất lượng học gắn với an toàn cho học sinh

(LĐTĐ) Cho con đi học trực tiếp, hay học online ở nhà để “tránh” Covid-19 đang là băn khoăn của không ít cha mẹ học sinh. Thực tế cho thấy, học online khiến trẻ khó tiếp thu được kiến thức như học trực tiếp, chưa kể ảnh hưởng tâm lý khi trẻ suốt ngày phải làm bạn với máy tính, không được gặp gỡ, tiếp xúc thầy cô, bè bạn. Tuy nhiên, mở cửa trường học thế nào để an toàn trong bối cảnh dịch bệnh là vấn đề “khó có phương án tối ưu”...
Hà Nội: Trường học ở địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3 chuyển sang học trực tuyến Hà Nội: Học sinh lớp 12 học trực tiếp kết hợp trực tuyến, lớp 10 và 11 học trực tuyến Trường học ở các huyện, thị xã của Hà Nội sẵn sàng đón học sinh lớp 9 trở lại học trực tiếp

Tránh được F0 này, lại va F0 khác...

Sau 2 tuần dạy học trực tiếp trở lại, cô giáo Nguyễn Thùy Dung (trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai), giáo viên một trường trung học phổ thông, bị lây nhiễm Covid-19 từ học trò.

“Đến nay, lớp tôi có 12/35 học sinh là F0, phần lớn các em còn lại là F1. Đồng nghiệp trong trường cũng nhiều người mắc bệnh, hầu hết lây từ học trò. Tôi nghĩ, cần phải đánh giá, tổ chức lại việc dạy và học, đặc biệt với khối lớp 12, để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho các em khi kỳ thi tốt nghiệp và đại học đang đến gần. Thực tế, việc vừa dạy trực tiếp vừa trực tuyến khiến giáo viên khá vất vả, vừa giảng, vừa phải lo quay được nội dung bài giảng cho số học sinh học online ở nhà”, cô Dung chia sẻ.

Đảm bảo chất lượng học gắn với an toàn cho học sinh
Học sinh đi học trực tiếp khi và chỉ khi đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Cũng sau 2 tuần đi học, không ít học sinh đã trở thành F0 từ nguồn lây của các bạn học. Thực tế này khiến nhiều cha mẹ học sinh băn khoăn, không biết nên cho con đến trường hay học online ở nhà, làm sao để vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa đảm bảo tiếp thu được kiến thức?

“Vợ chồng tôi quyết định xin nghỉ học trực tiếp cho con đang học lớp 11, bởi lớp cháu có đến 15 bạn F0. Từ 7/2 đến nay, cháu đi học được vài buổi, tiếp xúc với bạn F0, cách ly 1 tuần học trực tuyến ở nhà, sau đó cháu đến trường, được đúng 3 hôm, lại tiếp xúc với 1 bạn F0 khác, lại chuyển sang học ở nhà… Cứ đà này, tránh được F0 này, lại va phải F0 khác thôi”, anh Khang có con đang học tại Trường trung học phổ thông Tây Hồ cho biết.

Học trực tuyến đã tác động lớn đến chất lượng học tập

Băn khoăn trên của các bậc cha mẹ học sinh và giáo viên cũng là vấn đề vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề cập trong Phiên giải trình “Dạy học trong bối cảnh Covid-19”.

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc triển khai học tập trực tuyến đã tác động lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Đó là nền nếp học tập của một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng, chưa chủ động tự giác học tập; chất lượng học tập theo hình thức học trực tuyến bị hạn chế; cha mẹ học sinh còn lo lắng về sự an toàn, sức khỏe của học sinh khi học trực tuyến…

Bộ GD&ĐT đã gửi công văn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Công điện cho Giám đốc các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành để chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể tổ chức dạy học trực tiếp trong điều kiện tình hình mới. Trong đó, đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại được ưu tiên là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, bổ sung hướng dẫn/quy định/sổ tay công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục; kiện toàn hệ thống y tế trường học đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; hoàn thành mục tiêu tiêm phòng cho trẻ em từ 12-17 tuổi, và triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 5-12 tuổi trong trường học.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đối với học sinh từ 12-17 tuổi, tỷ lệ đã tiêm mũi 1 khoảng 99%; mũi 2 là khoảng 94%. Chính phủ cũng đã có Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định đồng ý cho Bộ Y tế mua 21,9 triệu liều vắc xin của Pfizer để tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Thủ tục mua vắc xin cơ bản đã thực hiện xong và Bộ Y tế đề nghị cấp chậm nhất là đến 30/4/2022 để đẩy nhanh việc bao phủ tiêm vắc xin cho trẻ em.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho hay, trẻ em mắc Covid-19 diễn biến nhẹ, tỷ lệ tử vong rất thấp. Tuy nhiên, thời điểm này còn quá sớm để coi dịch Covid-19 là cúm mùa thông thường. Bởi vậy, không thể lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch.

Về việc tổ chức triển khai dạy học trực tiếp, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học; đặc biệt quan tâm với học sinh lớp 1 chưa từng tới trường; hướng dẫn học sinh kiến thức, những việc cần làm và nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng dịch; tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0…

Để đảm bảo cho việc mở cửa trường học an toàn, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; công bố thuốc và hướng dẫn dùng thuốc phòng, chống Covid-19 cho trẻ em; tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0.

Đồng thời, kiến nghị Quốc hội có chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Chính phủ quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp...

Khó có phương án nào toàn diện

Phát biểu tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc cho học sinh quay trở lại trường là xu hướng tất yếu và đến nay, việc đưa học sinh trở lại học trực tiếp tăng. Ngành Giáo dục đã chỉ đạo rất quyết liệt, nhất quán, toàn diện, bám sát thực tế và phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để triển khai việc mở cửa trường học.

Qua kiểm tra tình hình tại các địa phương, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết, được đi học trở lại là mong muốn rất lớn của học sinh, giáo viên, phụ huynh. Các địa phương cũng rất quan tâm xây dựng kịch bản, lộ trình, tổ chức diễn tập, chuẩn bị các điều kiện với quyết tâm đưa học sinh trở lại trường. Dù việc đi học khi học sinh bị F0 cũng tác động đến việc giảng dạy, học tập nhưng đã tạo tâm thế cho học sinh, giáo viên có tinh thần hướng về việc học trực tiếp.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, khó có thể có phương án nào toàn diện, mà chỉ chọn được phương án khả quan hơn. Phương án khả thi nhất là căn cứ vào cấp độ dịch của từng nơi để đưa ra các giải pháp linh hoạt, phù hợp. Ngành Giáo dục rất quyết tâm và có sự phối hợp tốt của các địa phương, tuy nhiên, tâm lý của phụ huynh vẫn đang rất “bộn bề”…

Kết luận Phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương sớm quan tâm triển khai bổ sung các gói hỗ trợ cho cơ sở giáo dục ngoài công lập, giáo viên ngoài công lập để tạo điều kiện khôi phục hoạt động dạy học trong tình hình mới. Đồng thời, tập trung triển khai nhanh gói tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học trực tuyến; xem xét, có cơ chế miễn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thời điểm dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền internet, phương tiện, điều kiện học tập của học sinh để bảo đảm triển khai hiệu quả phương thức dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tiếp tục chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện kế hoạch, phương án tổ chức dạy học bảo đảm an toàn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động