Kịch bản thị trường lao động Hà Nội sau nới lỏng giãn cách
Lĩnh vực công nghệ vẫn có nhu cầu tuyển dụng lớn Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường lao động |
Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19
Báo cáo thị trường lao động Hà Nội tháng 8 mới đây của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho thấy, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tập trung lượng lớn lao động.
Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là công nhân lao động đang thuê trọ ở các khu nhà trọ trong các khu vực bị phong tỏa, cách ly, lao động trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, cơ sở giáo dục ngoài công lập, lao động tự do… Ngoài ra, nhóm lao động có kỹ năng thấp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị ngừng việc hoặc mất việc làm.
Trong tháng 8, nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh theo các chỉ thị của thành phố, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội triển khai các hoạt động chắp nối việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động theo hình thức gián tiếp và trực tuyến.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, trung tâm tiếp tục thực hiện các giao dịch gián tiếp nhằm hạn chế tiếp xúc gần, tránh tập trung đông người.
Lao động tự do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: Anh Tú. |
Cụ thể, đã tiếp nhận 2.499 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, giảm 3.881 hồ sơ so với tháng 7, tương ứng giảm 60,83%. Có 4.243 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền hơn 106,8 tỉ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.499 người.
Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) cho rằng, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các giao dịch về lao động, việc làm trực tuyến không chỉ trong phạm vi tỉnh, thành phố mà có sự kết nối giữa các địa phương với nhau để điều tiết nguồn nhân lực lao động, đặc biệt là các địa phương có lao động quay trở về để tránh dịch, nay có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động, tạo niềm tin cho người lao động về cơ hội có việc làm, rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, góp phần tăng trưởng và giải quyết việc làm cho người lao động.
Phụ thuộc tình hình kiểm soát dịch
Nhận định về thị trường lao động thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đánh giá sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vaccine cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.
Với kịch bản thành phố nới lỏng một phần một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh quan trọng trong trạng thái bình thường mới, thì tình trạng thiếu việc làm sẽ được cải thiện.
Dự báo số lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 như: giảm giờ làm, ngừng việc, giảm thu nhập khoảng từ 1 – 1,2 triệu lao động. Số lao động thất nghiệp khoảng từ 5 – 6 nghìn lao động.
Tăng cường kết nối việc làm cho người lao động. Ảnh Hải Nguyễn |
Với kịch bản là các hoạt động kinh tế tiếp tục phải đóng cửa, dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,7 – 3%, tình trạng thiếu việc làm sẽ tăng cao. Số lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh dự báo khoảng từ 1,5 – 1,7 triệu lao động, số lao động bị thất nghiệp từ 8 – 10 nghìn lao động.
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm việc làm Hà Nội, thông tin Trung tâm luôn chuẩn bị các biện pháp để ứng phó với các tình huống dịch bệnh diễn ra để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp phục hồi vượt qua dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai linh hoạt các biện pháp xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khai báo thông tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián tiếp. Quan trọng nhất là dự báo kịp thời về tình hình lao động việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để có phương án kết nối cung cầu phù hợp với bối cảnh.
Theo Anh Thư/laodong.vn
https://laodong.vn/xa-hoi/kich-ban-thi-truong-lao-dong-ha-noi-sau-noi-long-gian-cach-956681.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43