Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, hai Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa họp và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tất cả đã sẵn sàng 95% trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Hà Nội sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Tiêm vắc xin cho trẻ theo hình thức chiến dịch

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hiện có 22 tỉnh, thành phố đang thực hiện dạy học trực tiếp; 16 tỉnh, thành phố kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố thực hiện dạy trực tuyến và qua truyền hình. Một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Bình Dương đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em… Để triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.

Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em
Trẻ em điền phiếu thông tin trước khi tiêm. Ảnh: Hồng Ngọc

Chia sẻ về vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm vắc xincho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Việc tiêm chủng chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ không đi học thì tiêm tại trạm y tế, trẻ có bệnh nền tổ chức tiêm tại trung tâm y tế, bệnh viện để có những xử trí phù hợp… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các em.

Vắc xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 -17 tuổi là vắc xin Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 - 28 ngày). Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cũng thông tin: Hiện nay trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ em là loại vắc xin tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng để tiêm cho trẻ em, trong đó có 19 nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Brazil…; Đối với khu vực Châu Á thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine rồi các nước Úc, NewZealand…

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị Ngành Giáo dục các địa phương lưu ý các điểm tiêm tại nhà trường tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế liên quan đến tiêm chủng. “Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo hình thức chiến dịch do đó Ngành Giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế. Sự phối hợp của các nhà trường với y tế trong công tác tiêm chủng rất quan trọng” – Phó Giáo sư Dương Thị Hồng nói.

Liên quan tới vấn đề phối hợp liên Bộ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự phối hợp của 2 Bộ Y tế - GD&ĐT trong công tác đào tạo, chăm sóc sức khoẻ học sinh, sinh viên cũng như các hoạt động mang tính cộng đồng thiết thực bảo vệ sức khoẻ của người dân. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc để học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng, do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, tại Nghị quyết 128 của Chính phủ đã nêu rõ Bộ GĐ&ĐT phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn để học sinh, sinh viên đến trường. Tuy nhiên việc triển khai hướng dẫn này phụ thuộc vào tình hình dịch theo các cấp độ tại mỗi địa phương và chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.

Không nên bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho trẻ

Liên quan tới công tác tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em là đảm bảo an toàn. Trong đó, các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; thực hiện theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm theo các quy định của Bộ Y tế. "Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn cho trẻ em, lãnh đạo hai Bộ đã trao đổi và thống nhất nên sớm rà soát, bổ sung hướng dẫn “Sổ tay về phòng chống Covid-19 trong trường học” để tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học toàn quốc các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống Covid-19 để “mỗi giáo viên trở thành một cán bộ y tế tại trường học”. Đồng thời, hai Bộ trưởng nhất trí hai Bộ sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Ngoài ra, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.

Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em
Các em học sinh quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh) tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Hồng Ngọc

Trước thực tế không ít phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhận định, phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ 12 - 17 tuổi hầu như không có gì quá khác biệt so với người lớn, điều này không đáng lo ngại. “Trẻ em từ 12 tuổi đã có cơ thể phát triển tương đương người lớn. Do đó, phản ứng sau tiêm hầu như không khác biệt so với người lớn. Quan trọng nhất vẫn là vấn đề khám sàng lọc trước tiêm vắc xin để có được chỉ định chính xác, đảm bảo tiêm an toàn, đúng đối tượng. Bởi hiện nay, nhiều trẻ em trong độ tuổi 12 đến 17 cũng đã xuất hiện những bệnh lý nền, bao gồm ung thư, tiểu đường...” - ông Khổng Minh Tuấn phân tích.

Đồng quan điểm trên, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết thêm, có hai loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép tiêm cho trẻ là vắc xin Pfizer và Moderna. Trong đó, hiện nay do nguồn cung, Việt Nam chủ yếu tiêm vắc xin Pfizer. “Vắc xin sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vắc xin Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của vi rút hoàn toàn không có tương tác với ADN của người do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khoẻ sinh sản (rối loạn vô sinh) rồi bệnh ung thư… như các phụ huynh đang lo lắng”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng nói.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cũng thông tin: Hiện nay trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vắc xin cho trẻ em là loại vắc xin tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng để tiêm cho trẻ em, trong đó có 19 nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Brazil…; Đối với khu vực Châu Á thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, các nước Úc, NewZealand… “Do đó một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh vắc xin tiêm cho trẻ em ở nước ta là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, được sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau. Bởi vậy, các bậc phụ huynh yên tâm đưa con em mình đi tiêm chủng để phòng ngừa Covid-19”, Phó Giáo sư Dương Thị Hồng thông tin thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/10 đến ngày 25/10), toàn Thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 24 ổ dịch.
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

(LĐTĐ) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”.
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

(LĐTĐ) Anh N.V.H (34 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu cùng với lưỡi bừa đang đâm xuyên cẳng chân.
Xem thêm
Phiên bản di động