Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ
Bỏ giá sàn, giữ giá trần vé máy bay nội địa Thường vụ Quốc hội đề nghị không bãi bỏ hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội |
Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho rằng, bản chất của chữ ký số chuyên dùng công vụ là dùng công nghệ mật mã để xác thực thông tin dữ liệu và được triển khai sử dụng trong hoạt động công vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Kinh nghiệm thế giới cũng như Việt Nam coi mật mã như một vũ khí đặc biệt để bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và do cơ quan thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, quân sự, quốc phòng, đối ngoại của đất nước quản lý theo một chế độ nghiêm ngặt và phải được mã hóa. Nếu như xác định như vậy thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.
“Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký của người có thẩm quyền. Mỗi văn bản, mỗi giao dịch công vụ đều có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến nhân dân, đến quốc gia, lợi ích của dân tộc. Vì vậy, chữ ký số chuyên dùng công vụ cần phải được cung cấp, quản lý chặt chẽ, bảo mật và phải giao cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý”, đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt nói.
Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt đề nghị cần quy định ngay trong dự thảo Luật về trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Còn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương), thực tiễn từ năm 2007 đến nay đã tồn tại 2 hệ thống chữ ký số riêng biệt là chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng được Chính phủ giao cho 2 cơ quan quản lý. Trong đó, Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công cộng.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho rằng nếu như dự thảo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước cả 2 loại chữ ký số nêu trên, khi có vấn đề mất an toàn xảy ra thì việc xác định trách nhiệm là không rõ ràng. Vì thế, đại biểu đề nghị quy định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định pháp luật về cơ yếu và giao dịch điện tử.
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang) cho rằng, dự thảo Luật về cơ bản đã hoàn tất quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giao dịch điện tử, cụ thể là trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký chuyên dùng công vụ vẫn còn một số ý kiến khác nhau.
Theo đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, đối với quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chữ ký số chuyên dùng công vụ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất quan điểm cần phải phù hợp với chủ trương một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính.
“Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, giao dịch điện tử hoạt động hằng ngày không thuộc phạm vi của nó chứa bí mật nhà nước”, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn lý giải.
Đại biểu Vũ Xuân Hùng phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Trong khi đó, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) cho biết, chữ ký số chuyên dùng công vụ có mức độ an toàn kỹ thuật, tính bảo mật rất cao, đạt hiệu quả rất thiết thực và không có vướng mắc, dùng cho người, cấp có thẩm quyền nên mỗi văn bản giao dịch điều ảnh hưởng đến nhân dân, đến quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần được quản lý đặc biệt và dự thảo Luật cần phải được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm bí mật và an toàn.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về vấn đề quản lý nhà nước quy định tại Điều 7 của dự thảo Luật hiện có hai vấn đề đang cần nghiên cứu kỹ là quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ.
“Vì thế, cơ quan thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, dù phương án Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư không có nội dung này”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43