Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 7/6, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Đại biểu Quốc hội lo ngại lạm phát khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế

Hiện nay, Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Theo báo cáo của Chính phủ, qua 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị, đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh phát triển thực tế hiện nay và qua đánh giá, thành phố Đà Nẵng đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị và cần có các cơ chế, chính sách đặc thù mang tính vượt trội, đột phá có tính động lực, lan tỏa.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Các nội dung của chính sách trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 trên cơ sở tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 119/2019/QH14 của Quốc hội đang thực hiện có hiệu quả; bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đồng thời, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù sửa đổi bổ sung theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.

Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản ủng hộ việc ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 119/2020/QH14 và cho rằng, việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị và Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, cơ chế tự chủ và tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là thành phố cảng biển, đô thị quốc tế.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng
Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu ý kiến thảo luận.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) đánh giá, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị và 3 năm thực hiện Nghị quyết 119/2020/QH14, bộ máy hành chính thành phố Đà Nẵng từ Thành phố xuống quận, phường hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt; giảm khâu trung gian, rút ngắn, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước...

Tuy nhiên, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, trong quá trình thực hiện mô hình đô thị theo Nghị quyết 119/2020/QH14 vẫn còn có một số vướng mắc cần tháo gỡ. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung các chính sách đặc thù vượt trội, tạo đột phá, thêm động lực và sức lan tỏa cho thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển.

“Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng lần này là rất cần thiết”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng nêu ý kiến thảo luận.

Nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của thành phố Đà Nẵng, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn tỉnh Nam Định) cho rằng, Đà Nẵng hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong nỗ lực xây dựng và phát triển Thành phố theo các Nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội như cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, nhân lực khoa học công nghệ, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước…

Trong khi đó, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận của Bộ Chính trị đã đặt ra những mục tiêu lớn, cho phép tổ chức chính quyền đô thị cùng với cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển Đà Nẵng theo những mục tiêu đó.

Do vậy, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, cần phải kịp thời ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng để thể chế hóa các nghị quyết Bộ Chính trị và tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc hiện nay cho thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là thành phố đáng sống.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu ý kiến thảo luận.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho biết, về mặt địa lý, Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; đồng thời là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Đặc biệt, thời gian qua, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

“Với vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, việc cho áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố Đà Nẵng chủ động vận động bứt phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là đầu tàu của khu vực miền Trung là hết sức cần thiết”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách đặc thù vượt trội cho Đà Nẵng
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng cho biết, đến thời điểm hiện nay, có 10 địa phương đã và đang đề nghị thí điểm cơ chế đặc thù. Do vậy, cũng đã đến lúc nên tổng kết việc áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện các cơ chế, chính sách đặc thù đã ban hành, từ đó xem xét ban hành một cơ chế chính sách chung cho cả nước nếu phù hợp.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) Đông Anh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) và Ủy ban nhân dân xã Cổ Loa tổ chức chương trình Ngày hội trồng cây - Vì một Việt Nam xanh và trao tặng công trình phần việc, gắn biển công trình Đường hoa đô thị “Trật tự - An toàn - Văn minh” tại thôn Phố Chợ, xã Cổ Loa.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thi “Món ngon gia đình” với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.
Nghệ An: Tổ chức Trại hè "Kết nối yêu thương” cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động

Nghệ An: Tổ chức Trại hè "Kết nối yêu thương” cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng ngày 22/6, Nhà văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức khai mạc Trại hè "Kết nối yêu thương” cho 250 trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tin khác

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính và những chỉ số chưa đạt, đồng thời nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

(LĐTĐ) Theo Ủy ban Xã hội, cần bảo đảm vai trò quản lý và tham gia điều tiết của Nhà nước, giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc qua mỗi khâu trung gian.
Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

(LĐTĐ) Các giải pháp chuyển đổi số do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội triển khai đã góp phần giúp Tòa án nhân dân tối cao tiết kiệm được 20% chi phí hoạt động và chi phí xã hội; tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán, công chức Tòa án.
Kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020

Kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020

Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) chủ trì Kỳ họp.
Huyện ủy Nghi Lộc có tân Phó Bí thư

Huyện ủy Nghi Lộc có tân Phó Bí thư

(LĐTĐ) Chiều 12/6, Huyện ủy Nghi Lộc tổ chức Lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động