Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế

(LĐTĐ) Giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vấn đề dự toán không sát là do những tháng đầu năm 2022 còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, tăng trưởng thấp, nhưng quý 3/2022 bắt đầu có sự tăng trưởng nhảy vọt, nên đến cuối năm, tăng trưởng đạt 8,02%. Đây là sự nỗ lực lớn trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó, thu ngân sách cũng tăng lên.
Đại biểu Quốc hội lo ngại lạm phát khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 Chủ tịch Quốc hội: Nội dung chất vấn đã “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 7/6, Quốc hội thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. (Ảnh: QH)

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) đồng tình với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán, quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Theo đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Nội dung này đại biểu đã nêu tại Kỳ họp thứ 5 (năm 2023) về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021. Do đó, đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản.

Qua theo dõi, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nhận thấy, mặc dù có cố gắng, nhưng hiện nay số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm và đã xuất hiện mới. Riêng năm 2022 theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước quyết toán đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỉ nợ xây dựng cơ bản. “Nếu chúng ta không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới”, bà Mai bày tỏ.

Do đó, bà Mai cho rằng, cần phải hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính và trao gửi niềm tin thực hiện các dự án đầu tư công, vay vốn ngân hàng, sau đó phải kịp thời thanh toán khi có khối lượng hoàn thành.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nêu ý kiến thảo luận. (Ảnh: QH)

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho hay, trách nhiệm các chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng với các nhà thầu để tháo gỡ khó khăn, hoặc thúc đẩy nhanh hơn công tác này. Điều này có trách nhiệm của các cơ quan của Chính phủ còn thiếu kiên quyết, còn nể nang trong vấn đề phân bổ vốn ở nợ xây dựng cơ bản, đầu tư công.

Qua giám sát cùng Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, không phải khoản nào cũng thuộc trách nhiệm của địa phương, có khoản là thuộc trách nhiệm của Trung ương. Do đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nội dung này với Quốc hội, nếu không làm rõ thì sẽ vẫn tái diễn tình trạng này.

Đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ khi 3 chỉ số rất quan trọng của năm 2022 đều đạt và vượt, số tăng thu của năm 2022 rất cao, tạo ra nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường liên vùng, những dự án trọng điểm quốc gia và địa phương, tuy nhiên, liên quan đến điều hành ngân sách địa phương, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Đoàn tỉnh Bến Tre) đề nghị cân nhắc việc cho phép sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ quan cấp xã trong thời gian tới.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn tỉnh Quảng Ninh) cũng cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Song bên cạnh kết quả đạt được, còn một số hạn chế cần quan tâm khắc phục. Trong đó, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn ngân sách nhà nước còn một số bất cập. Số liệu báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính Phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; đặc biệt số quyết toán chi ngân sách nhà nước giảm 407.317 tỷ, số bội chi ngân sách nhà nước giảm 49.317 tỷ. Như vậy giảm nhiều so với dự toán.

Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, lập dự toán ngân sách Nhà nước các năm sau. Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về ngân sách nhà nước và các cơ quan đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước thực chất hơn.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế
Đại biểu Đỗ Thị Lan nêu ý kiến thảo luận. (Ảnh: QH)

Vấn đề thứ hai, đại biểu Đỗ Thị Lan cho biết, một số khoản chi ngân sách đạt thấp so với dự toán; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương đạt thấp so với kế hoạch vốn được giao. Theo đại biểu, nguyên nhân chủ yếu do lập dự toán chi ngân sách không sát với thực tế, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, chuẩn bị dự toán đầu tư, lập kế hoạch vốn, giao vốn chậm. Việc ban hành văn bản chi tiết thực hiện của một số chính sách nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách về tài chính có nhiều vướng mắc, chậm sửa đổi; công tác tổ chức thực hiện có nơi còn trì trệ, còn tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, chưa quyết tâm để thực hiện hiệu quả.

Phát biểu giải trình những vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về số liệu thực hiện ngân sách năm 2022 so với số liệu quyết toán, tại Kỳ họp tháng 10 (năm 2022), Bộ Tài chính đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022, trong đó số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: QH)

Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ Tài chính căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Bộ Tài chính có thể lấy số liệu đó một cách chính xác trong vòng chậm nhất một giờ, tuy nhiên, phần dự báo liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh vào dịp cuối năm, nên số liệu có sự chênh lệch.

Về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023, trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn. Bên cạnh đó, những nhiệm vụ đã được ký hợp đồng và được thực hiện trong năm nhưng chưa được thanh toán thì được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân dự toán không sát thực tế
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đối với vấn đề chuyển nguồn, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi. Đối với các khoản chi thấp như chi đầu tư, là do quy trình triển khai thủ tục đầu tư, từ đầu năm, các khoản chi đầu năm thường ở mức thấp, nhưng những tháng cuối năm thì con số thường tăng cao.

Về vấn đề dự toán không sát, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, những tháng đầu năm 2022 còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, tăng trưởng thấp, nhưng quý 3/2022 bắt đầu có sự tăng trưởng nhảy vọt, nên đến cuối năm, tăng trưởng đạt 8,02%. Đây là sự nỗ lực lớn trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó, thu ngân sách cũng tăng lên.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Chiều 22/6, tại Hội trường Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) Đông Anh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) và Ủy ban nhân dân xã Cổ Loa tổ chức chương trình Ngày hội trồng cây - Vì một Việt Nam xanh và trao tặng công trình phần việc, gắn biển công trình Đường hoa đô thị “Trật tự - An toàn - Văn minh” tại thôn Phố Chợ, xã Cổ Loa.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.
Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Trao giải Hội thi “Món ngon gia đình” quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thi “Món ngon gia đình” với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Tin khác

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội Nguyễn Tây Nam, tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cấp trung học phổ thông đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.
TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

TP.HCM: Khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục ngay tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực thi công vụ; khắc phục các điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính và những chỉ số chưa đạt, đồng thời nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá

(LĐTĐ) Theo Ủy ban Xã hội, cần bảo đảm vai trò quản lý và tham gia điều tiết của Nhà nước, giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá thuốc qua mỗi khâu trung gian.
Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

Chuyển đổi số giúp tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán

(LĐTĐ) Các giải pháp chuyển đổi số do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội triển khai đã góp phần giúp Tòa án nhân dân tối cao tiết kiệm được 20% chi phí hoạt động và chi phí xã hội; tăng 30% năng suất lao động của thẩm phán, công chức Tòa án.
Xem thêm
Phiên bản di động