Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc khống chế tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng
Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Phân bổ vốn ngân sách trung ương cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, thứ tự ưu tiên |
Phát biểu về Luật Các tổ chức tín dụng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, nhiều đại biểu Quốc hội đã thảo luận về việc giảm tỷ lệ sở hữu tối đa tại các ngân hàng.
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) thống nhất cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về giới hạn tỷ lệ sở hữu, đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng, mục tiêu tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng là cần thiết, song biện pháp tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu tối đa chưa phải là giải pháp phù hợp vào thời điểm này. Tỷ lệ sở hữu tối đa ở mức 5%, 15% và 20% như Việt Nam hiện nay đã tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) thống nhất cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Ảnh: Quốc hội |
Mặc dù vậy, tình trạng cấp tín dụng tập trung cho một số nhóm khách hàng có liên quan vẫn thường xuyên diễn ra, làm tăng rủi ro cho hệ thống. Như vậy, quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa đã không thực sự phát huy tác dụng các cổ đông dù không rơi vào trường hợp người có liên quan theo định nghĩa của luật vẫn có liên kết chặt chẽ với nhau để đồng thuận cấp tín dụng rất tập trung.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ tháng 7/2023 cho thấy tình trạng cấp tín dụng tập trung vẫn diễn ra ở một số ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu một số cổ đông cao không phải là vấn đề trực tiếp gây mất an toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu cao dẫn đến xung đột lợi ích khiến hoạt động cấp tín dụng thường được điều hướng vào trong một số khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn mà không dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực phù hợp, từ đó gây mất an toàn cho ngân hàng.
Trong khi đó tỷ lệ sở hữu tối đa thấp cũng không thực sự tốt cho việc quản trị ngân hàng khi sở hữu tỷ lệ vốn quá thấp các cổ đông sẽ không thực sự gắn bó với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các cổ đông lớn thường không chỉ đầu tư tiền bạc mà còn mang theo cả công nghệ, quy trình quản trị vào các ngân hàng, giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
“Tôi cho rằng nên giữ tỷ lệ sở hữu như quy định hiện hành. Đồng thời, luật còn quy định chặt chẽ hơn về điều kiện và thủ tục cấp tín dụng cho ngân hàng liên quan với cổ đông sở hữu cổ phần. Không áp dụng hồi tố đối với các trường hợp đã sở hữu trước ngày luật này có hiệu lực”, đại biểu đề nghị.
Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) góp ý về Điều 63 dự thảo Luật. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn Cao Bằng) cũng góp ý về Điều 63 dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng theo hướng giảm so với quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không vượt quá 15% và 20%, giảm xuống còn 10% và 15%.
Mục đích của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần này nhằm hướng tới việc loại bỏ tình trạng sở hữu chéo, sử dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng từ một số cổ đông, nhóm cổ đông lớn.
“Tôi cho rằng vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sở hữu này không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo, điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng nội khi những người chủ ngân hàng nắm giữ 15 đến 20% vốn ngân hàng không thể lũng đoạn các hoạt động cho vay của chính tổ chức đó.
Theo đại biểu, trên thực tế, những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy tỷ lệ sở hữu thực sự của những chủ thể này cao hơn rất nhiều so với quy định thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên đó. Việc sửa đổi pháp luật để phù hợp thực tiễn rất cần thiết, tuy nhiên khống chế tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng không đủ ngăn tái diễn vụ việc tương tự như ngân hàng SCB, bởi sở hữu chéo hay thao túng ngân hàng bản chất rất phức tạp, nếu nhìn trên giấy tờ nhiều cổ đông sở hữu thấp hơn tỷ lệ cho phép nhưng vẫn nắm quyền chi phối.
Do đó, bên cạnh việc siết tỷ lệ sở hữu với hiệu quả còn khá mơ hồ, cần xem xét quy định thật chặt chẽ về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng liên quan cổ đông, có hệ thống giám sát chéo, thiết lập một khung pháp lý cụ thể trong lĩnh vực tài chính để làm rõ cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu thực và trách nhiệm giải trình, xử lý nghiêm minh với những trường hợp cố ý làm trái”, đại biểu đề nghị.
Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) phát biểu thảo luận. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 63 dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức tín dụng theo hướng giảm dần so với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức và người có liên quan của cổ đông đó lần lượt không vượt quá 5%, 15%, 20%, giảm xuống còn 5%, 10% và 15%.
Mục đích của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần là nhằm hướng tới việc hạn chế tình trạng sở hữu chéo, sử dụng tỷ lệ sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng, từ đó số cổ đông, nhóm cổ đông lớn, cũng chính là thể chế hóa chủ trương của Đảng.
“Tôi cho rằng việc điều chỉnh như trên sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến các cổ đông hiện hữu và kể cả các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tiềm năng, nhất là khi các cổ đông này đã và dự kiến sở hữu cổ phần một cách minh bạch và không có bất kỳ ý định nào sở hữu cổ phần để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật sử dụng phương pháp đóng để quy định mà hoàn toàn không cho phép bất cứ một trường hợp loại trừ nào, vì vậy, theo tôi liệu có nên bổ sung một hướng mở, theo đó tỷ lệ sở hữu cổ phần có thể được điều chỉnh nếu được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, đại biểu Lương Văn Hùng nói.
Cũng theo đại biểu, vấn đề điều chỉnh tỷ lệ sở hữu này không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo, bởi vì có hay không có tồn tại sở hữu chéo sẽ thông qua việc xác định người có liên quan của cổ đông. Một khi cổ đông được xác định là người có liên quan của cổ đông khác thì mặc nhiên các cổ đông này sẽ phải nằm trong giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.
Hiện nay tình trạng sở hữu chéo xảy ra dựa trên việc các tổ chức, cá nhân cố gắng xử lý theo hướng không thuộc người có liên quan của cổ đông khác để từ đó không bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu của cổ đông và người có liên quan, nhưng thực tế thì giữa các cổ đông này có liên quan, liên kết với nhau để từ đó chi phối, thâu tóm hoạt động của tổ chức tín dụng.
Do đó, đại biểu Lương Văn Hùng cho rằng, việc điều chỉnh quy định về người có liên quan hoặc cần có cơ chế để nâng cao tính minh bạch trong quản trị tổ chức tín dụng bao gồm phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31