Hoàn thiện quy định, kịp thời “ứng cứu” nếu có sự cố an ninh tiền tệ
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay “Cây gậy" uốn dòng vốn tín dụng chảy đúng nơi |
Nhiều điểm mới quan trọng
Luật Các TCTD gồm 15 chương, 210 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024 (trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025), đang được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý phù hợp, khắc phục các bất cập trong hoạt động tín dụng hiện nay.
Quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu để triển khai thi hành luật tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai, nghị quyết của Quốc hội. Mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Luật Các TCTD có nhiều điểm mới quan trọng.
Luật Các TCTD được kỳ vọng sẽ giúp cho việc quản lý, hoạt động của các TCTD hiệu quả, minh bạch hơn. Ảnh: Bảo Thoa |
Cụ thể, Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro tiệm cận với thông lệ tốt về quản trị công ty; tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, như quy định tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ hơn đối với người quản lý, người điều hành TCTD.
Tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc; tăng số lượng thành viên Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại; hoàn thiện các quy định về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, không cùng đảm nhiệm chức vụ, việc xây dựng các quy định nội bộ và hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Nhằm hạn chế tình trạng thao túng, chi phối TCTD, Luật đã mở rộng quy định người có liên quan của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của TCTD là công ty cổ phần, giảm giới hạn cấp tín dụng. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về công bố công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên, nhằm tăng cường tính minh bạch.
Để tránh những tác động đột ngột đến thị trường, Luật quy định chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo Luật này tại TCTD, các hợp đồng, giao dịch, thỏa thuận đã ký với TCTD; không áp dụng một số quy định mới về người có liên quan đối với quỹ tín dụng nhân dân; quy định lộ trình cụ thể giảm giới hạn cấp tín dụng theo từng năm để TCTD có kế hoạch giảm dần một cách phù hợp.
Luật cũng bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, tạo điều kiện tiếp cận sớm với các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng…
Xử lý kịp thời khi xảy ra vấn đề phải can thiệp sớm
Đáng quan tâm, Luật đã hoàn thiện hành lang pháp lý để xử lý TCTD yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt. Trong đó, quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp can thiệp sớm, nhằm xử lý kịp thời khi xảy ra vấn đề phải can thiệp sớm; bổ sung quy định xử lý trường hợp bị rút tiền hàng loạt.
Trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Luật đã quy định về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoán nợ xấu; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, chuyển nhượng tài sản bảo đảm…
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những quy định này giúp thị trường mua, bán nợ phát triển và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình xử lý nợ xấu, nhưng vẫn đảm bảo tính tự chịu trách nhiệm của TCTD trong việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.
Bên cạnh đó, Luật cũng tăng cường trách nhiệm thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước; quy định sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, nhất là Bộ Tài chính trong công tác quản lý nhà nước và kiểm tra, thanh tra, giám sát trong mối quan hệ liên thông giữa ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, giám sát và kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm…
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các TCTD và gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan có liên quan. Đồng thời dự kiến nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật; tổ chức tuyên truyền Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động rà soát các nội dung giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, đề xuất phân công cơ quan chủ trì thực hiện rà soát. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số Thông tư để hướng dẫn một số nội dung của Luật.
“Thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản hướng dẫn thi hành rất gấp, cùng với số lượng văn bản cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều, khối lượng công việc lớn nên rất cần có sự phối hợp tham gia tích cực của các Bộ, ngành liên quan.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất Bộ Tư pháp xem xét ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn để kịp thời triển khai thi hành Luật. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa đơn vị chủ trì soạn thảo và các bộ, ngành và cơ quan, tổ chức liên quan”, ông Đoàn Thái Sơn đề xuất.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất ban hành 2 Nghị định quy định chi tiết để triển khai thi hành Luật, gồm: Nghị định quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và Nghị định quy định về chế độ tài chính của TCTD. Đồng thời, ban hành 4 Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Thông tư quy định về quỹ tín dụng nhân dân; Thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã; Thông tư quy định về cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; Thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với TCTD. |
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55