Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc cho phép bán thuốc qua mạng
BHXH Việt Nam tiếp tục đề xuất tăng số ngày cấp thuốc của người bệnh mạn tính Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc quản lý chất lượng thuốc đối với các nhà thuốc lớn còn tồn tại nhiều khó khăn, do đó, làm thế nào để quản lý bán thuốc trên mạng không phải là điều dễ dàng.
Theo đại biểu, quy định về vấn đề này trong dự thảo Luật còn quá đơn giản, rời rạc, cần phải đầu tư nghiên cứu thêm. “Nếu không quản lý chặt, chúng ta sẽ thả gà ra đuổi. Mà “gà” ở đây chính là tính mạng của người dân”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng đồng tình với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội, đề xuất không đưa thuốc kê đơn vào danh mục thuốc được bán qua sàn thương mại. Với thuốc không kê đơn, phải có quy định chặt chẽ, tổ chức trong khuôn khổ an toàn và trật tự hơn.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội) lo ngại thời gian qua có thực trạng một số mặt hàng như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh được quảng bá, rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. Trong đó, có một số loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ như chảy máu, dị ứng.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội). |
Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo quản lý chặt chẽ việc quảng cáo, rao bán các loại thuốc trên sàn thương mại điện tử. Đại biểu nêu tình trạng thuốc trên các sàn thương mại điện tử lúc nào cũng rẻ hơn giá bán buôn của các cơ sở kinh doanh thuốc truyền thống. Vì vậy phải đặt vấn đề về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm, đưa ra quy định để quản lý thuốc chặt chẽ.
Đại biểu Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh khẳng định ông “không bao giờ ủng hộ” bán thuốc qua mạng. Ông cũng nêu câu chuyện thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy khi thấy bệnh nhân chờ nhận thuốc Bảo hiểm y tế quá lâu, có khi tới 5 - 6 ngày, Bệnh viện đã có sáng kiến chuyển thuốc tới tận nhà cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, khi triển khai, chưa nói tới chuyện vận chuyển trong thời tiết mưa gió, đã có trường hợp người giao thuốc đổi thuốc của bệnh nhân. Thuốc xịn bị đổi thành loại thuốc cùng hoạt chất nhưng giá thành rẻ hơn. Vì vậy, sau một tuần, Bệnh viện đã phải dừng ngay việc này...
Liên quan đến việc mua thuốc online, nhà thuốc ship đến tận nhà, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, thực tế rất nhiều nhà thuốc đang làm, chỉ cần chụp ảnh đơn thuốc là chuyển đến tận nhà.
Vì vậy đại biểu đề nghị cho triển khai nhưng phải quy định rõ ràng, bắt đầu từ chính các nhà thuốc và các bệnh viện. Bệnh nhân ra viện thì 3 tháng sau mua thuốc thì quy định những nhà thuốc có hồ sơ bệnh án điện tử có thể chuyển thuốc đến tận nhà cho người dân.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ. |
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn tỉnh Ninh Bình) tán thành phương thức kinh doanh thuốc qua nền tảng thương mại điện tử, cho rằng việc bán thuốc qua nền tảng điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thuốc dễ dàng.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo an toàn sức khỏe, phải có đơn của bác sĩ đối với thuốc kê đơn, người mua được tư vấn và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc… Đại biểu cũng nhấn mạnh, thuốc là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Do đó, việc cho phép bán thuốc qua nền tảng thương mại điện tử cần được kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ.
Đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần xem xét để quy định cụ thể, chặt chẽ về phương thức kinh doanh mới này, cân nhắc kỹ dựa trên cơ sở đánh giá lợi ích và rủi ro, hậu quả đối với người bệnh khi mua thuốc trực tuyến; đánh giá mức độ kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước và nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới...
Đại biểu Nguyễn Văn Dương (Đoàn tỉnh Tiền Giang) cũng đề nghị việc cho phép bán thuốc qua thương mại điện tử cần được kiểm soát rất chặt chẽ. Mục tiêu đặt ra là người dân mua được thuốc dễ dàng và phải an toàn, bảo đảm có đơn của bác sỹ và được tư vấn dược đầy đủ, đúng người, đúng bệnh, theo dõi được các phản ứng có hại của thuốc (ADR), bên cạnh đó còn vấn đề khác như thu hồi thuốc,…
Theo đại biểu, hàng giả bán trên internet đang là vấn đề được phản ánh nhiều hiện nay và lực lượng chức năng vô cùng khó khăn bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn…
Vì vậy, đại biểu đề nghị quy định rõ hơn, chặt chẽ hơn về phương thức kinh doanh mới này. Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt do vậy thương mại điện tử thì cơ sở tham gia phải đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được bán các thuốc thuộc danh mục không kê đơn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22