Đại biểu lo ngại thực trạng "xâm lăng văn hóa, nhập siêu văn hóa"
Đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành
Ngày 29/10, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế với các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao đã được các đại biểu quan tâm, thảo luận.
Đại biểu Trần Thị Thu Đông (Đoàn tỉnh Bạc Liêu) đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về việc áp dụng mức thuế 5% cho các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim.
Theo dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua lần này phạm vi áp dụng ưu đãi thuế đã bị thu hẹp, chỉ còn tập trung vào nghệ thuật biểu diễn truyền thống và dân gian.
“Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp cận các sản phẩm văn hóa và thể thao của nhân dân, đặc biệt là những hoạt động mang tính công cộng như bảo tàng, thư viện và các sự kiện văn hóa cơ sở”, theo đại biểu.
Đại biểu Trần Thị Thu Đông (Đoàn tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu đoàn Bạc Liêu phân tích, trong bối cảnh việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, kinh tế, thể thao đang được Đảng và Nhà nước định hướng là động lực phát triển kinh tế - xã hội mới, việc tăng thuế giá trị gia tăng tại thời điểm này sẽ dập tắt cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của thị trường cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang còn rất non trẻ.
Theo kinh nghiệm quốc tế, phần lớn Chính phủ các quốc gia trên thế giới đều hỗ trợ phát triển lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp như là phân bổ từ ngân sách nhà nước và hỗ trợ gián tiếp như là các hỗ trợ về thuế, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
“Thuế suất thuế giá trị gia tăng ưu đãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật là một trong các chính sách phổ biến được nhiều quốc gia áp dụng, đặc biệt là các quốc gia gần chúng ta như là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore.
Do đó, tôi kiến nghị tiếp tục duy trì mức thuế 5% cho các hoạt động văn hóa, thể thao nói chung để đảm bảo tính khả thi và linh hoạt trong quản lý”, đại biểu Trần Thị Thu Đông nêu rõ.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, miễn thuế nhập khẩu đối với di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia là cần thiết để khuyến khích hồi hương tài sản văn hóa có giá trị của Việt Nam.
Tuy nhiên, dự thảo Luật hiện nay chỉ miễn thuế giá trị gia tăng cho di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhập khẩu mà bỏ qua đối tượng là tổ chức, cá nhân.
Vì vậy, đại biểu đề nghị nên ưu đãi theo mức không đánh thuế đối với các nhà sưu tập tư nhân khi họ hồi hương các di vật, cổ vật để bảo vệ và chỉ đánh thuế khi họ buôn bán trong nước để khuyến khích họ tham gia cùng với Nhà nước để đưa di vật, cổ vật hồi hương, tránh tư duy không quản được thì cấm. tạo nên những rào cản cho các tổ chức, cá nhân thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa.
“Chúng ta đang chứng kiến sự xâm lăng văn hóa”...
Là người có nhiều nghiên cứu về văn hóa, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ đồng tình với đề xuất của đại biểu Trần Thị Thu Đông về thuế giá trị gia tăng cho lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu đoàn Hà Nội lo ngại, văn hóa nước ta đang thực sự lâm nguy. Dù có nhiều cố gắng và cũng có nhiều thành tựu trong những năm vừa qua nhưng chúng ta không thể lạc quan.
“Chúng ta đã thực sự phát triển văn hóa của mình, chúng ta đang chứng kiến sự xâm lăng văn hóa, sự nhập siêu văn hóa. Ở đó ảnh hưởng tiêu cực từ các bộ phim, các bài hát, lối sống và cả suy nghĩ ở nước ngoài đang gặm nhấm, tàn phá tinh thần và tâm hồn của người Việt.
Nhiều người cay đắng khi nói rằng người Việt chúng ta đang ở đây nhưng tâm hồn, tinh thần của chúng ta đã vượt biên, đã bị thao túng bởi Facebook và Youtube, bởi Tiktok hết cả rồi”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng, chúng ta không thể nhìn 2 bộ phim của Trấn Thành, của Lý Hải được vài trăm tỷ đồng mà thấy toàn bộ nền điện ảnh Việt Nam tươi sáng, vì có hàng chục bộ phim đang lỗ ròng. Chúng ta không thể nhìn thấy 1-2 chương trình âm nhạc, vài ba nghệ sĩ sống xa hoa mà cho rằng cả nền nghệ thuật Việt Nam đang giàu có, vì còn hàng trăm chương trình, hàng ngàn nghệ sĩ đang trong hoàn cảnh khó khăn.
“Nếu khoa học khai mở cho xã hội tri thức về tự nhiên thì văn học nghệ thuật khai mở cái thiện, cái đẹp và tình yêu thương. Trong 3 mục tiêu của giáo dục chân - thiện - mỹ thì văn học nghệ thuật chiếm vị trí thứ 2.
Sáng tạo văn học nghệ thuật luôn tiên phong khai mở cho con người ý nghĩa về cuộc sống, vì vậy luôn đòi hỏi các văn nghệ sĩ phải xả thân. Một xã hội văn minh là xã hội biết lắng nghe và tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng tạo của văn nghệ sĩ và những người thực hành trong lĩnh vực văn hóa”, lời đại biểu.
Vì vậy, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng đây là giai đoạn chúng ta rất cần “chấn dân khí” vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, rất cần ủng hộ, khuyến khích có những sản phẩm văn hóa của người Việt Nam cho người Việt Nam và vì người Việt Nam, để từ đó chúng ta có thêm tình yêu, có thêm niềm tin và có thêm niềm tự hào đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc.
“Tôi mong muốn rằng các điều kiện liên quan đến phát triển văn hóa, trong đó có thuế giá trị gia tăng, tạo điều kiện tốt hơn cho các sản phẩm văn hóa nghệ thuật để thuế không trở thành rào cản cho lòng yêu nước, không trở thành rào cản cho tinh thần tự hào dân tộc, cho khát vọng phát triển đất nước từ cảm hứng do các tác phẩm văn học nghệ thuật đem lại cho nhân dân và cho đất nước”, đại biểu bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Tin khác
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái
Sự kiện 30/10/2024 22:44
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15
Khái niệm “Tàu bay không người lái” bao quát cả những thiết bị tương lai
Sự kiện 30/10/2024 21:10
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
Sự kiện 30/10/2024 21:03
Vướng thủ tục khiến địa phương "loay hoay" làm quy hoạch
Sự kiện 30/10/2024 20:50
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Sự kiện 30/10/2024 15:32
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu
Sự kiện 30/10/2024 13:54
Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công
Sự kiện 29/10/2024 21:59