Sự nghiệp trung hưng đất nước của Ngô Quyền: Công lao sống mãi cùng non sông
Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền Nghiên cứu sớm tổ chức Lễ hội Ngô Quyền: Không thể chậm trễ hơn Bản hùng ca trên sông Bạch Đằng |
Thiết thực kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng nay (1/10), tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Ngô Quyền - vị tổ trung hưng đất nước".
Dự hội thảo có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý; đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý di sản.
Hội thảo nhằm khẳng định rõ các nguồn tư liệu thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền định đô và xưng vương ở Cổ Loa nói riêng; khẳng định một cách chắc chắn những đóng góp của Ngô Quyền qua việc xây dựng triều đình nhà Ngô trong tiến trình lịch sử dân tộc cũng như những đóng góp về mặt lịch sử, văn hóa của ông đối với Cổ Loa.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Đồng thời, đưa ra những cơ sở khoa học phục vụ Dự án xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa và nghiên cứu xây dựng kịch bản lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa mang tính chất Quốc lễ thường niên.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định công lao to lớn của Ngô Quyền đã chỉ huy trận đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm phong kiến Trung Quốc và lập nên triều đại phong kiến độc lập đầu tiên trên đất nước ta.
Ngô Quyền sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Ngô Quyền là người tài giỏi, khôi ngô, tuấn tú, được Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ chọn làm nha tướng, yêu mến, gả con gái và giao cho cai quản châu Ái (Thanh Hóa ngày nay).
Trải qua hơn 1000 năm bắc thuộc, bước sang thế kỷ X, lịch sử Việt Nam có một bước ngoặt lớn, năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ tự xưng là tiết độ sứ. Năm 938, lợi dụng tình hình rối ren do việc Kiều Công Tiễn sang cầu cứu khi bị Ngô Quyền tấn công, nhà Nam Hán huy động quân đội cùng hàng chục vạn quân thực hiện ý đồ xâm lược nước ta. Đoán trước được ý đồ nội công, ngoại kích của giặc, Ngô Quyền đã tập hợp các tướng lĩnh hào kiệt kéo quân từ Ái Châu sang diệt trừ Kiều Công Tiễn.
Trước thế giặc mạnh, Ngô Quyền một mặt kêu gọi, động viên nhân dân phát huy sức mạnh tổng hợp để đối phó với những mũi tiến công của quân xâm lược, mặt khác, ông chủ trương lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng, sông nước vùng Đông Bắc, bày thế trận hiểm hóc để tiến hành trận chiến lớn, đánh bại quân Nam Hán ngay tại cửa sông Bạch Đằng vào mùa Đông năm 938.
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng tổ chức trưng bày pano giới thiệu một số tư liệu về Ngô Quyền. |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc; phá tan mưu đồ đồng hóa của chủ nghĩa Đại Hán tộc; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - Kỷ nguyên phát triển của quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, trên đất nước Việt Nam. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử là cơ sở để mùa xuân năm 939, Ngô Quyền tiến lên xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập. Ông xưng Vương hiệu, định đô ở Cổ Loa - Kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương và trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Ngô Văn Quý cũng khẳng định, công lao to lớn của Ngô Quyền đối với đất nước, sử sách nước ta trong nhiều thập kỷ vừa qua đã xác định rõ, song giới sử học và các cơ quan liên quan vẫn đặt ra nhiệm vụ tiếp tục sưu tầm thêm tài liệu và nghiên cứu sâu sắc hơn về Ngô Quyền và sử liệu về ông.
Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, một số cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Ngô Quyền đã được tổ chức; nhiều công trình nghiên cứu về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng được công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành. Những nguồn tư liệu, tài liệu này được tổng hợp tương đối đầy đủ thông qua các kết quả nghiên cứu về Ngô Quyền trong những năm gần đây do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Ngô Văn Quý cho rằng, hội thảo khoa học "Ngô Quyền - vị tổ trung hưng đất nước" nhằm thêm một lần nữa khẳng định rõ các nguồn tư liệu, thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền định đô và xưng Vương ở Cổ Loa nói riêng; khẳng định những đóng góp to lớn của Ngô Quyền trong việc xây dựng triều Ngô trong tiến trình lịch sử dân tộc, cũng như những đóng góp lịch sử, đưa ra những cơ sở khoa học xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa và nghiên cứu xây dựng kịch bản lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa mang tính chất Quốc lễ thường niên.
Tại hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được trên 20 tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý di sản. Các bài tham luận đề cập đến những vấn đề liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền như: Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ X, thân thế, sự nghiệp Ngô Quyền; ý nghĩa to lớn của chiến thắng Bạch Đằng năm 938; công cuộc xưng vương, định đô ở Cổ Loa; những đóng góp của Ngô Quyền xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập…
Trong khuôn khổ Hội thảo, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức giới thiệu một số tư liệu về Ngô Quyền. Thông qua hệ thống pano giới thiệu về thân thế, sự nghiệp trung hưng đất nước của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền sau khi đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương, lập nên triều Ngô trong lịch sử dân tộc và định đô tại Cổ Loa.
Đồng thời là hoạt động ôn lại truyền thống lịch sử, khơi dậy niệm tự hào về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau với 3 chủ đề chính: “Quê hương và dòng tộc - Giới thiệu khai quát về mảnh đất Đường Lâm lịch sử, thân thế và dòng tộc Ngô Quyền”, “Ngô Quyền - vị Tổ Trung hưng của đất nước - Giới thiệu những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, xưng vương, định đô tại Cổ Loa”, “Sống mãi cùng non sông - Giới thiệu những nguồn tư liệu ghi nhớ công lao của Đức vương Ngô Quyền”.
Pano giới thiệu trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long từ ngày 1/10 - 6/10. Sau đó sẽ trưng bày tại Ban Quảng lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05