Đa sắc, đa thanh “Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2017”
Ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (bên trái, ảnh) và bà Axelle Nicaise - Tham tán thứ nhất Phái đoàn EU tại Việt Nam - trong buổi giới thiệu Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2017. Ảnh: L.Q.V |
Sự kiện văn hóa thường niên nói trên do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán các nước thành viên Liên minh châu Âu và các Viện Văn hóa châu Âu đồng tổ chức, nhằm qua các chương trình âm nhạc đặc sắc, tạo cơ hội cho khán giả Việt Nam tiếp cận với nền văn hóa châu Âu đa dạng và giàu bản sắc.
Liên hoan Âm nhạc châu Âu 2017 gồm 17 đêm diễn, được tiến hành tại Nhà hát Tuổi Trẻ ở Hà Nội và Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh từ ngày 17/11 đến 2/12/2017. Chuỗi hoạt động văn hóa này thực sự là một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn với các tài năng âm nhạc châu Âu, với các thể loại âm nhạc đầy màu sắc - từ jazz, pop, cổ điển, R&B, đến đương đại và dân tộc. Liên hoan âm nhạc này còn có sự góp mặt của một số nghệ sĩ Việt Nam.
Tại buổi họp báo, nữ ca sĩ Đan Mạch Nay Ruby thể hiện bài dân ca “Bèo dạt mây trôi” của Việt Nam. Nghệ sĩ Trí Minh đệm piano và nghệ sĩ Vân Mai đệm đàn thập lục. Ảnh: L.Q.V |
Trong liên hoan âm nhạc này, khán giả ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh còn được thưởng thức các buổi biểu diễn bởi Mezcal Unit (Pháp), Veronika Haresa (Hungary), cặp đôi nghệ sĩ Karolina Mikolajczyk và Iwo Jedyneki (Ba Lan), song tấu Christoph Angerer và Ines Schuttengruber (Áo), song tấu Nazareno Ferruggio và Phạm Quỳnh Trang (Italia), bộ đôi nghệ sĩ piano Andreas Kern và Paul Cibis (Đức), Quintet Inattendu (Bỉ), Voiski (Pháp). Điều đặc biệt ở liên hoan âm nhạc này là việc khán giả tới dự miễn phí. Vé xem ở Hà Nội được phát từ ngày 14/11 (tại Viện Goethe, Trung tâm Văn hóa Pháp và Phái đoàn EU tại Việt Nam); còn tại TPHCM từ ngày 15/11(tại Viện Goethe và Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp).
Theo ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: “Liên minh châu Âu và Việt Nam tiếp tục củng cố những mối quan hệ bền chặt và xây dựng những nhịp cầu thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các quốc gia châu Âu và nhân dân Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Những sự giao lưu văn hóa và các hoạt động ngoại giao công chúng là một phần rất quan trọng trong các nỗ lực này, góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn và qua đó, giúp tăng cường mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam…”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07