Cưới văn minh nhìn từ huyện Quốc Oai
Kỳ 1: Khi niềm vui trở thành nỗi niềm Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở Kỳ cuối: Chuyện cưới xưa và lời giải cho cưới nay |
Cách làm hay từ địa phương
Trước thời điểm ban hành Chỉ thị 11-CT/TU, tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, không ít nhà vẫn còn nhiều thủ tục nặng nề, khi gia đình có việc cưới đều tổ chức ăn uống linh đình, dài ngày, kèm theo nhiều hủ tục lạc hậu gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc. Một số đám cưới có xu hướng phô trương, vụ lợi. Đặc biệt việc ăn uống tràn lan dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm tập thể, hiện tượng cờ bạc trá hình trong đám cưới làm mất trật tự an ninh. Những tác động tiêu cực đó đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Huyện Quốc Oai tổ chức tổng kết Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành ủy về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhân dân xã Phượng Cách đã tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, mở mang ngành nghề sản xuất, kinh doanh,.. Năm 2015, xã Phượng Cách được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành và quản lý của chính quyền.
Đặc biệt, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới cũng luôn được quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền từ xã đến các thôn, nổi bật là vai trò tham mưu tích cực của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Công tác kiểm tra, sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể được tăng cường đã phần nào loại bỏ các thủ tục rườm rà trong việc cưới, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Công chức văn hóa - xã hội xã Phượng Cách cho biết: "Việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đã được quần chúng nhân dân, trong đó có các đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tích cực hưởng ứng góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp được phát huy; hạn chế và từng bước loại bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới. Hầu hết các lễ cưới ở địa phương đã giảm được các tập tục nghi lễ rườm rà, nặng tính phô trương lãng phí; tục lệ thách cưới về tiền mặt cũng như các vật chất khác đã giảm dần".
Phần lớn nam nữ kết hôn đều tự nguyện, trước khi tổ chức lễ cưới đều tiến hành đăng ký kết hôn, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá; không tổ chức đám cưới nhiều lần, nhiều ngày; không mở nhạc trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Tình trạng ăn uống linh đình kéo dài nhiều ngày giảm hẳn, việc tổ chức ăn uống có nhiều đổi mới theo hướng tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ tục đăng ký kết hôn và trao giấy kết hôn cho các đôi nam nữ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã được tổ chức theo đúng Luật định, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lịch sự.
"Đặc biệt, từ năm 2020 đến đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, thực hiện theo chỉ thị chỉ đạo phòng chống dịch của Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện Quốc Oai, Ủy ban nhân dân xã Phượng Cách đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là trong các đám cưới", bà Nguyễn Thị Thu Hương - Công chức văn hóa - xã hội xã Phượng Cách cho biết.
Theo đó, lãnh đạo địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, các ban ngành đoàn thể đã tới tuyên truyền, vận động các gia đình không tổ chức ăn uống với số lượng đông người, chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình; hoặc tạm thời hoãn tổ chức tiệc cưới. Do đó, người dân cũng đã có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch; tuỳ từng giai đoạn diễn ra dịch bệnh, các đám cưới tiến hành với hình thức gọn nhẹ, báo hỷ trong phạm vi người thân gia đình, có thời điểm có nhiều cặp đôi chỉ đăng ký kết hôn.
Trong 10 năm (từ 2012 đến 2021) trên toàn xã Phượng Cách đã có 473 đám cưới, không có cưới tảo hôn, số đám cưới thực hiện theo nếp sống mới đạt 97,5%.
Duy trì những mô hình tiêu biểu
Xã Phượng Cách là một trong những địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới xin của huyện Quốc Ooai. Qua 10 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”, huyện Quốc Oai đã được nhiều kết quả ghi nhận, toàn huyện có 15.212 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh (chiếm 95,9%).
Huyện Quốc Oai các tập thể cá nhân được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện và Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội. |
Số đám cưới theo mô hình mới hiệu quả, tiết kiệm (theo Kế hoạch 141 của UBND Thành phố; chỉ tổ chức báo hỷ, tiệc ngọt hoặc chỉ đăng ký kết hôn) là 2.918 (chiếm 18,4%). Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã tổ chức điểm 38 đám cưới văn minh, chỉ liên hoan tiệc trà, bánh kẹo và được Ban chỉ đạo huyện và chính quyền cơ sở đến dự, tặng quà và trao giấy đăng ký kết hôn tại nhà văn hoá thôn, tổ dân phố, cụm dân cư; Hội Phụ nữ các xã, thị trấn hỗ trợ cùng gia đình việc tiếp khách, văn nghệ, phông bạt đám cưới….
Việc tuân thủ các quy định về nếp sống văn hóa và quy ước, hương ước của thôn, bản trong việc cưới ngày càng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện nghiêm túc. Qua đó đã phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới.
Trong 2 năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình chỉ tổ chức liên hoan đám cưới trong phạm vi hẹp; hoặc tạm thời hoãn tổ chức tiệc cưới; chỉ báo hỷ trong phạm vi người thân gia đình; chỉ đăng ký kết hôn... nhiều địa phương thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới như các xã: Ngọc Liệp, Nghĩa Hương, Thị trấn, Đông Yên, Thạch Thán, Phượng Cách…
Đồng chí Đàm Công Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện cho biết, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội. Phát huy hơn nữa vai trò của hương ước, quy ước thôn, bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định mới phù hợp với địa phương vào quy ước.
Hàng năm, các thôn tổ chức tuyên dương những cá nhân thực hiện tốt quy ước gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đồng thời phê bình, kiểm điểm nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, tiếp tục xây dựng và duy trì những mô hình tiêu biểu, tiên tiến về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới và mô hình điểm trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20