Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

Mực nước sông Tích (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trên mức báo động 3 và mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ) gần ở mức báo động 3. Vì vậy, các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tiếp tục phòng, chống ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Hà Nội rút báo động lũ trên sông Tích Hà Nội báo động lũ trên Sông Tích Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Theo ông Đỗ Hoàng Anh Châu - Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Chương Mỹ, lượng mưa trên địa bàn huyện tính từ 15h30 ngày 6/9 đến 6h30 ngày 9/9 là 183,2mm. Mực nước trên sông Bùi tính đến 6h30 cao 6,95m (mức báo động 3 là 7m). Hồ Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu đều vượt ngưỡng tràn.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Chương Mỹ đã tổ chức trực 24/24h để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết và các sự cố xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 các xã vùng hữu Bùi, các hồ, đập, đê Bùi, các trạm bơm tiêu và các điểm ngập úng cục bộ, chỉ đạo tiêu thoát nước, khơi thông dòng chảy.

Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3
Mưa lũ lớn tại các địa phương sau cơn bão số 3 khiến mực nước sông Tích, sông Bùi ở Hà Nội trên mức báo động 3.

Để ứng phó với cơn bão, huyện Chương Mỹ đã sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo đời sống, cứu trợ nhân dân, phương án hỗ trợ di rời nhân dân. Đồng thời chuẩn bị các loại dụng cụ, vật tư trang thiết bị đã tập kết sẵn trong kho của huyện như: Xuồng máy ST 450 (6 chiếc); máy đẩy Yamaha 25 HP (2 chiếc); máy đẩy Yamaha 15 HP (1 chiếc); đầu máy R108 (1 chiếc); máy đẩy Tohatsu (2 chiếc); bộ VSN-1500M1 (1 bộ); máy cắt thực bì chữa cháy rừng (1 máy)...

Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi đã kiểm tra 22 trạm bơm tiêu, đảm bảo vận hành 91 máy; điều tiết giảm nước 3 hồ (Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu). 100% các xã, thị trấn tổ chức trực 24/24h; sẵn sàng huy động 5.063 lực lượng xung kích và 357 phương tiện tham gia; dự trữ đất, cát (16.640m3; bao tải 100.000 cái). Đồng thời, huyện Chương Mỹ cũng đã triển khai cắt tỉa cây xanh trên địa bàn, tháo dỡ pano, áp phích không đảm bảo an toàn, hỗ trợ nhân dân kê kích tài sản, di chuyển người, vật nuôi khu vực không an toàn đến nơi trú tránh.

Do ảnh hưởng của cơn bão đã khiến một người tử vong và một người bị thương nặng; 5m đê bị sạt lở, 55m kênh mương bị hư hỏng; 1.300m đường giao thông nội đồng bị ngập; 2.740m đường giao thông nông thôn bị ngập; 18.859 mái tôn bị tốc; 2.861 m2 nhà ở, công trình phụ bị sập, đổ...

Để khắc phục hậu quả sau bão, huyện Chương Mỹ đã triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội khuyến cáo người dân chỉ thực sự có việc cần thiết mới ra ngoài trong thời gian mưa bão gây ra để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra, tổ chức di rời gia súc, gia cầm ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Xây dựng phương án sơ tán nhân dân đối với các xã thường xuyên bỉ ảnh hưởng của lũ lụt đến nơi an toàn. Tháo dỡ panô, áp phích, băng rôn, biển quảng cáo và cắt tỉa cây xanh có nguy cơ gây mất an toàn; hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, mái tôn để ứng phó với bão số 3.

Đến thời điểm hiện tại, huyện Chương Mỹ đã khôi phục hoàn toàn 19 lộ đường dây trung áp và 9 lộ đường dây khôi phục được một phần, còn lại 3 lộ đường dây đang khẩn trương tập trung nhân lực để xử lý sự cố và ưu tiên khôi phục cấp điện cho các trạm bơm tiêu úng trên địa bàn huyện. Hiện tại đã khôi phục cấp điện được 21/22 trạm bơm tiêu úng trên địa bàn, còn trạm bơm Nhân Lý và 6.481/90.406 hộ chưa được cấp điện.

Ngoài ra, tổ chức giải tỏa kịp thời cây xanh bị đổ, gãy đảm bảo an toàn giao thông đi lại cho nhân dân. Chỉ đạo tổ chức giải tỏa kịp thời cây xanh bị đổ, gãy; vệ sinh môi trường; đảm bảo cung cấp điện ổn định để các trường học triển khai nhiệm vụ đầu năm học mới; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ gia đình nạn nhân bị thiệt mạng trong cơn bão số 3 với số tiền 30 triệu đồng; hỗ trợ nạn nhân bị thương trong cơn bão số 3 với số tiền 8 triệu đồng.

Để tiếp tục ứng phó khắc phục hậu quả sau bão, huyện Chương Mỹ tiếp tục duy trì chế độ trực 24/24h tại Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện; các xã, thị trấn, các điếm canh đê cũng như các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý các sự cố khi xảy ra. Kịp thời cập nhật thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai, sự cố để nắm bắt, chỉ đạo; các xã, thị trấn sẵn sàng ứng phó với lũ rừng ngang theo phương án được phê duyệt. Hướng dẫn nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai và khôi phục sản xuất. Vận hành tối đa các trạm bơm tiêu để tiêu thoát cho các khu vực sản xuất nông nghiệp trước khi xảy ra mưa lớn…

Tại huyện Quốc Oai, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Quốc Oai, cho biết, tổng lượng mưa trên địa bàn huyện từ 7h ngày 6/9, đến 6h ngày 9/9, lượng mưa đo được khoảng 231mm. Mực nước tại Trạm thủy văn Vĩnh Phúc vào 6h sáng ngày 9/9 là 8,06m, trên mức báo động 3 là 0,06m.

Hiện trên địa bàn huyện không ghi nhận thiệt hại về người. Nhưng thiệt hại về tài sản, hoa màu nặng nề, với 3.005 cây và 3.663m tường bao bị đổ; 355ha lúa bị đổ; 676ha lúa bị ngập; 125,2ha cây ngô, rau màu bị đổ; 29,5ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 181ha thủy sản bị ngập... Tại thị trấn Quốc Oai, điểm số 7, km14+100 có sạt lở dài 6m, sâu 1,2m; 8 mái nhà của hộ dân xã Ngọc Mỹ, Đồng Quang, Yên Sơn, Ngọc Liệp bị tốc mái; tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Liệp Tuyết bị sạt lở khoảng 20m.

Ngay sau cơn bão, lãnh đạo huyện đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo khắc phục những hậu quả do cơn bão gây ra, di chuyển các cây xanh bị đổ, đảm bảo giao thông được thông suốt, các hoạt động của người dân được trở lại bình thường. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, các xã, thị trấn đã huy động lực lượng của đơn vị triển khai xử lý các cây xanh bị đổ, gãy nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Xí nghiệp Thủy lợi Quốc Oai chủ động vận hành liên tục 13 trạm bơm tiêu gồm: Thông Đạt; Vĩnh Phúc;Yên Sơn, Cấn Hạ; Đông Yên tiêu; Cộng Hoà; Cống Mẻn; Trại Ro, Đồng Mạ; Ba Tàu; Địa Thẹ; Địa Ma; Đồng Tran với 50 tổ máy. Đến nay, về cơ bản các điểm ngập úng trên địa bàn huyện nước đã rút hết.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã huy động hơn 50 xe các loại như máy cẩu, máy xúc, máy cưa, máy cắt; 1.600 người trên địa bàn thuộc 21 xã, thị trấn tổ chức giải tỏa kịp thời cây đổ, gãy, vệ sinh môi trường không để ùn tắc giao thông. Đến nay, các tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 21B... các tuyến đường thuộc Thành phố quản lý đã tổ chức giải tỏa các cây xanh bị đổ gãy đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn.

Hiện nay mực nước sông Tích đã trên báo động 3, các xã vùng ven sông Tích (Cấn Hữu, Phú Cát, Đông Yên, Tuyết Nghĩa) đã có các thôn bị ảnh hưởng ngập lụt, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, để chủ động ứng phó với lũ và mưa lớn có thể xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Quốc Oai đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã, thị trấn; các cơ quan đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di rời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Đặc biệt lưu ý tại các xã Đông xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Phú Cát, Đồng Quang, Cộng Hòa nơi có các sườn đồi tập trung đông dân cư. Đối với các xã có sự cố về đê như các xã Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Phú Cát, Sài Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa... sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu.

Tổ chức trực ban 24/24h theo dõi chặt chẽ tình hình, tổng hợp toàn diện tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ, thiên tai trên địa bàn huyện. Cùng đó, Phòng Kinh tế huyện rà soát, đánh giá trang thiết bị, vật tư phục vụ phương án “4 tại chỗ”, báo cáo đề xuất bổ sung (nếu thiếu) để kịp thời huy động, sẵn sàng cho các tình huống đê điều, công trình thủy lợi... bị sự cố, ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình mưa lũ xảy ra trên địa bàn.

Hạt Quản lý đê số 13 tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho các lực lượng tuần tra canh gác bảo vệ đê phát hiện, xử lý ngay từ giờ đầu các tình huống sự cố xảy ra đối với đê, cống.

Xí nghiệp Thủy lợi Quốc Oai chủ động vận hành tiêu úng để hạn chế tình trạng ngập úng tại các khu dân cư, tăng cường công tác kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, sẵn sàng vật tư, phương tiện để xử lý khi có sự cố xảy ra.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.

Tin khác

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động