Multimedia
03/08/2022 10:52
Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

03/08/2022 10:52

Để triển khai Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, thời gian qua không ít tổ chức, địa phương đã triển khai mô hình cưới xin theo đời sống mới. Chính những mô hình này được cộng đồng đánh giá rất cao, nhưng không hiểu sao cứ ngày càng bị “teo” dần.
Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở
Để triển khai Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, thời gian qua không ít tổ chức, địa phương đã thực hiện mô hình cưới xin theo đời sống mới. Chính những mô hình này được cộng đồng đánh giá rất cao, nhưng tiếc thay vẫn chưa được nhân rộng ra các địa phương, cơ quan, đơn vị...
Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

9 cặp đôi tham gia đám cưới tập thể - Niềm hạnh phúc nhân mười”, đó là cảm nhận chung của 9 cặp uyên ương tham gia đám cưới tập thể với chủ đề: “Người Ứng Hòa – Xây dựng nét đẹp văn hóa cưới”, do Liên đoàn Lao động huyện phối hợp cùng Phòng văn hóa thông tin, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức vào chiều 20/10/2016 tại huyện Ứng Hòa.

Lễ cưới được diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng, vui tươi dưới sự chứng kiến của quan viên hai họ của các cặp đôi. Được biết, 9 cặp cô dâu, chú rể đều là những người con sinh ra, lớn lên và đang công tác trên địa bàn huyện Ứng Hòa. Trong 9 cặp đôi tham dự đám cưới tập thể có 6 cặp là công nhân lao động và 3 cặp là cán bộ, đoàn viên, hội viên thuộc Liên đoàn Lao động huyện Ứng Hòa.

.Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Là một trong những cặp đôi tham gia đám cưới tập thể, vợ chồng chị Đỗ Thị Vân Anh – Nguyễn Tú Linh, công nhân của Công ty cổ phần Phước Ứng đã không giấu được niềm hạnh phúc. Vợ chồng chị may mắn được tham gia đám cưới tập thể - một hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa.

"Tại đây, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo đơn vị, người dân, họ hàng các bên thì niềm hạnh phúc lúc này không chỉ được nhân đôi mà là nhân mười. Điều đặc biết hơn là khi tổ chức ở đây, chúng tôi còn có được nhận chúc phúc từ họ hàng của cả 9 cặp đôi khác. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên được và tôi hy vọng, đám cưới tập thể sau này sẽ thu hút được nhiều hơn các cặp đội tham gia", chị Vân Anh chia sẻ.

Tại buổi lễ, 9 cặp đôi đã được lãnh đạo huyện Ứng Hòa trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và nhẫn cưới cho các cặp đôi. Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các cấp Thành phố, huyện và các xã, thị trấn cũng dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa để chúc phúc cho các cặp đôi.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Được biết, đây là lần đầu tiên, huyện Ứng Hòa tổ chức lễ cưới tập thể - một hoạt động ý nghĩa nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn Thành phố.

Còn nhớ, ngày 24/11/2019, Hội Người mù thành phố Hà Nội đã tổ chức đám cưới tập thể với chủ đề “Hạnh phúc của bạn – Niềm vui của chúng tôi” cho 21 cặp vợ chồng người khiếm thị. Chương trình đám cưới tập thể với chủ đề “Hạnh phúc của bạn - Niềm vui của chúng tôi” đã mang đến cho những người khiếm thị, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có được cảm xúc sống trong ngày cưới hạnh phúc, ghi dấu kỷ niệm, đồng thời có động lực để vun đắp hạnh phúc gia đình.

Tất cả các cặp đôi tham dự lễ cưới tập thể đều được hỗ trợ toàn bộ chi phí tổ chức tiệc cưới theo nếp sống mới, hỗ trợ ảnh cưới, trang phục, nhẫn cưới, cơ sở vật chất, điều kiện đi lại… Đặc biệt, Ban Tổ chức còn trao 7 sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng cho 7 cặp vợ chồng khó khăn nhất với mong muốn họ tự tin hơn, vượt qua số phận để hòa nhập với xã hội.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Chia sẻ cảm xúc khi được tổ chức đám cưới tập thể, chị Quách Thị Hồng Nhiên, vợ anh Nguyễn Văn Thành ở xã Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây bày tỏ: “Tôi bị mù từ nhỏ, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn, duyên số đã cho tôi gặp được người chồng cùng hoàn cảnh, anh cũng bị hỏng mắt. Hai vợ chồng đến với nhau bằng sự sẻ chia và yêu thương.

Do cả hai bên gia đình đều không có điều kiện kinh tế cũng như tâm lý tự ti, mặc cảm nên chúng tôi không tổ chức đám cưới, chỉ làm mâm cơm thắp hương tổ tiên. Tôi chân thành cảm ơn Hội Người mù thành phố Hà Nội và Ban tổ chức đã tổ chức cho vợ chồng tôi và 20 cặp vợ chồng khác một đám cưới ý nghĩa. Nhờ đó, chúng tôi được sống trong những giây phút trọng đại, hạnh phúc nhất của mỗi con người”.

Từ xưa tới nay, việc cưới xin luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi người, ai cũng mong có cho mình một lễ cưới thật đầy đủ, chu đáo. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng thời, thực hiện Chỉ thị 11, nhiều gia đình tại Hà Nội đã quyết định tổ chức lễ cưới theo hướng văn minh, đơn giản, thậm chí lùi cưới, cưới online. Qua đó, góp phần không nhỏ vào cuộc chiến chống "giặc" Covid-19 lan tỏa nếp sống văn minh, lành mạnh.

Chị Vũ Thị Mai ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm đã tổ chức nghi thức cưới hỏi được gói gọn trong một buổi sáng. Tiệc mừng chỉ có 5 mâm cỗ cùng thành phần dự là anh em trong gia tộc.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Chị Mai cho biết: “Tôi và chồng đã từng nghĩ sẽ tổ chức một đám cưới thật đầy đủ với đông đảo khách mời, đặc biệt là họ hàng và bạn bè của hai đứa. Song, do địa phương tích cực vận động thực hiện nếp sống văn minh, lồng ghép phòng, chống dịch Covid-19 và bản thân gia đình cũng không muốn “ngày vui trở thành ngày lo”, nên hai họ nhất trí tổ chức cưới lấy ngày trước và sẽ báo hỷ, mời quan khách trong một dịp nào đó, khi mà dịch bệnh đã thực sự lắng xuống”.

Không chỉ tổ chức đám cưới với quy mô dưới 30 người, nhiều đôi bạn trẻ còn chủ động tổ chức lễ cưới online. Bạn Nguyễn Thị Bích Phương (23 tuổi, quê Vĩnh Phúc) hiện sống tại quận Tây Hồ đã tổ chức đám cưới bằng hình thức trực tuyến. Lễ cưới diễn ra vô cùng đơn giản, cô dâu không váy cưới, không trang điểm lộng lẫy, được em gái và một vài người bạn thân thiết “đưa” về nhà chồng (từ phòng khách tầng một lên tầng 2).

Tại đây, cặp đôi đã sắp xếp đầy đủ máy móc, kết nối qua Zoom và trình chiếu lên tivi để 2 bên gia đình ở điểm cầu Vĩnh Phúc, Ninh Bình có thể nhìn thấy rõ. Theo Phương, hiện tại dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc cưới online hay gói gọi trong nội bộ gia đình là việc nên làm, vừa thể hiện được sự văn minh trong cưới xin theo Chỉ thị, vừa góp phần chung tay phòng, chống dịch. Như vậy, lễ cưới sẽ trở nên ý nghĩa hơn dù rằng ai cũng mong muốn ngày cưới của mình sẽ được tổ chức thật trọng thể.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Trước đây, từ thành thị đến nông thôn, đám cưới tổ chức rất đơn giản, đa số là trầu cau, tiệc ngọt. Thế rồi cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, thu nhập, đời sống của nhân dân ngày càng cao hơn, “phú quý sinh lễ nghĩa”, lễ cưới, ma chay bắt đầu không còn đơn giản. Yếu tố tinh thần bị giảm, yếu tố vật chất tăng hơn. Nhận thấy điều đó, ngày 12/1/1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TƯ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đặc biệt, ngày 3/10/2012, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Thời gian đầu, trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung các cấp, ngành, chính quyền, đoàn thể, cơ quan đơn vị đã triển khai rất tích cực và có những cách làm sáng tạo.

Là một trong những tổ chức có sức lan tỏa mạnh mẽ tới mọi gia đình, mọi phương diện đời sống xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã chỉ đạo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thành hội, cán bộ Hội chuyên trách các cấp cam kết thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11-CT/TU trong việc tổ chức cưới, tang văn minh gắn với cam kết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 11, hiện nay đã có 579 Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn đã phát động thi đua thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức các hoạt động tuyên truyền Chỉ thị đến các chi hội, tổ phụ nữ, vận động cán bộ phụ nữ cam kết thực hiện Chỉ thị, nội dung các quy ước về thực hiện việc cưới “Vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm”. Vừa tuyên truyền bề rộng, vừa chú ý chiều sâu đến các gia đình có con đến tuổi kết hôn; quan tâm tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình tổ chức đám cưới văn minh, giúp đỡ các cặp đôi có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật; tạo sức lan toả sâu rộng tại địa bàn dân cư, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ hưởng ứng thực hiện.

Để góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị 11, ngay từ năm 2013, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ văn minh”. Hàng năm giao chỉ tiêu mỗi quận, huyện xây dựng từ 3-4 chi hội văn minh với các tiêu chí cụ thể.

Không tổ chức tiệc cười ở nhiều nơi, nhiều lần. Không tổ chức đám cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức. Khuyến khích hình thức báo hỷ thay cho việc tổ chức tiệc cưới. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nghiêm túc thực hiện hoãn cưới hoặc báo hỷ.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Hội cũng chỉ đạo tổ chức điểm đám cưới theo nếp sống văn hóa, nhiều mô hình cách làm hay đã được triển khai, có sức lan tỏa như tổ chức “Lễ hằng thuận” tại chùa và giảng đạo hiếu, đạo làm vợ làm chồng cho 20 đôi nam nữ; tổ chức Festival ảnh cưới thu hút đông đảo nam nữ thanh niên tham gia.

Năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đan Phượng đã tham mưu cấp ủy, chính quyền phối hợp vận động, tổ chức 20 đám cưới điểm văn minh tại nhà văn hóa tạo được sức lan tỏa trong cán bộ, hội viên, nhân dân, được cấp ủy Đảng, Chính quyền đánh giá cao.

Năm 2015, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ứng Hòa đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tổ chức đám cưới tiệc trà cho 9 đôi nam nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Nam Từ Liêm phối hợp tổ chức thành công Ngày hội văn hóa Làng cốm Mễ Trì và Lễ hội làng bún Phú Đô trang trọng, tiết kiệm.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình tham mưu với Quận ủy phối hợp với Đoàn Thanh niên và các ban ngành tổ chức chương trình “Ngày hạnh phúc” cho 18 đôi nam nữ thanh niên và 52 đôi đám cưới vàng. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đan Phượng, Ứng Hoà đã tổ chức đám cưới tiệc trà, trao giấy chứng nhận kết hôn cho 34 con, em cán bộ, hội viên phụ nữ,…

Trong giai đoạn 2016-2021, Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã khai thác các nguồn lực xã hội hóa, tổ chức đám cưới tập thể cho các cặp đôi khuyết tật “Giấc mơ có thật” cho 112 cặp đôi là người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố và một số tỉnh lân cận.

Chi hội phụ nữ 13, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì đã làm tốt công tác vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và gia đình thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 11, trong 5 năm từ 2011-2016 đã vận động được 16/16 đám cưới không tổ chức quá 50 mâm cỗ. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Hà, huyện Đan Phượng đã tuyên truyền, vận động được 8 đám cưới văn minh chỉ liên hoan tiệc trà và bánh kẹo, đảm bảo lễ cưới vui tươi, tiết kiệm…

Và điển hình các gia đình tổ chức lễ cưới văn minh như gia đình chị Lê Thị Loan - Tổ trưởng tổ phụ nữ số 24 phường Đại Kim, quận Hoàng Mai đã tổ chức cưới tiệc trà và bánh kẹo để mời nội tộc, bạn bè thân thiết, hàng xóm và không tổ chức làm cỗ. Chị Nguyễn Thị Anh, hội viên phụ nữ xã Đông La, huyện Hoài Đức đã tự nguyện tổ chức đám cưới tiệc trà, liên hoan tại Nhà văn hóa thôn được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân đánh giá cao.

Tuy nhiên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU còn có một số hạn chế. Đó là một vài nơi yếu tố phong tục, tập quán còn nặng nề; nhận thức của một bộ phận hội viên, phụ nữ và nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tình trạng nặng về hình thức, lãng phí trong việc cưới, việc tang. Công tác tuyên truyền nhân rộng gương điển hình trong việc cưới, việc tang có thời điểm chưa kịp thời.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Cũng như Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp quận Hà Đông đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang xuống từng khu dân cư, tổ dân phố, tạo chuyển biến tích cực.

Để thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TU, quận Hà Đông đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động sâu rộng đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tiếp tục đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp trong triển khai thực hiện.

Nhiều đám cưới tổ chức tiệc trà, vui liên hoan văn nghệ tại Nhà văn hoá tổ dân phố, tổ chức ăn cỗ chỉ mời trong nội tộc, gia đình, bạn bè thân hữu. Số mâm cỗ trong các đám cưới giảm, nhất là ở các phường mới thành lập (từ vài trăm mâm cỗ xuống còn vài chục mâm và tổ chức trong một ngày). Trong đó, phải kể đến các phường thực hiện tốt việc cưới điển hình, đó là phường Yết Kiêu, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Vạn Phúc, Phú Lãm, Phúc La, Phú Lương.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới quận Hà Đông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp… góp phần xây dựng đời sống văn hóa tốt đẹp, lành mạnh trong cộng đồng dân cư.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Những “chấm sáng” về thực hiện Chỉ thị 11 là thế, song so với Thủ đô vốn có dân số đông thứ 2 cả nước, diện tích rộng thì những mô hình trên vẫn phủ sóng rất ít. Vấn đề đặt ra, tại sao những cách làm, việc tổ chức cưới đơn giản, văn minh như thế hiệu ứng “đô mi nô” lại chưa cao, thậm chí rất thấp?

Lý giải về điều này, có người nói rằng văn hóa cưới, truyền thống cưới đã ăn sâu vào mỗi gia đình, cá nhân nên rất khó bỏ. Xin thưa, đây là cách lập luận không đúng, vì thời xưa khi nền kinh tế còn bao cấp, đời sống, thu nhập không cao từ thôn quê, đến thành thị việc cưới rất đơn giản. Ở nhiều nơi, nhà gái thậm chí còn không tổ chức tiệc mặn mời họ hàng, làng xóm, còn nay nhà trai cưới thế nào, nhà gái tổ chức như thế.

Ngoài việc nên ban hành các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn để thực hiện Chỉ thị số 11, nên chăng mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần nêu gương theo hình thức “cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Cán bộ, đảng viên tổ chức cưới xin theo đời sống mới ắt sẽ làm gương cho người dân, cấp dưới noi theo.

Kỳ 2: Những mô hình còn dang dở

Kỳ 1: Khi niềm vui trở thành nỗi niềm Kỳ 1: Khi niềm vui trở thành nỗi niềm

Làm thế nào để Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục đi vào cuộc sống, để đám cưới thực sự ...