Cuối năm "ngóng" lương, thưởng
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì chế độ ra sao? | |
Infographic: Từ 1/7/2020 lương cơ sở và mức đóng bảo hiểm tăng thế nào? | |
Tiền lương, thu nhập và sức mua xã hội |
Khoảng thời gian cuối năm, tại khắp các nhà máy, xí nghiệp, công nhân lao động đều hăng say lao động sản xuất để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, họ cũng háo hức đón chờ các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn, đồng thời bày tỏ mong muốn được đảm bảo chế độ lương, thưởng để yên tâm làm việc và có một cái Tết an vui.
Công nhân lao động mong muốn được đảm bảo chế độ lương, thưởng Ảnh: Mai Quý |
Anh Nguyễn Văn Thế, công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Nội Bài chia sẻ: “Qua các kênh của tổ chức Công đoàn, tôi được biết, từ ngày 1/1/2020, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ có thay đổi. Tôi mong rằng, các cấp Công đoàn sẽ tích cực giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương tại công ty để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn công ty đảm bảo chế độ thưởng tết cho công nhân lao động, giúp chúng tôi giảm bớt gánh lo trong dịp Tết và yên tâm trở lại công ty làm việc sau kỳ nghỉ Tết”.
Chị Trần Thị Thủy, công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai cũng bày tỏ: “Tham gia tổ chức Công đoàn, công nhân lao động chúng tôi được quan tâm, chăm lo nhiều hơn, đặc biệt vào dịp cuối năm, Công đoàn tổ chức rất nhiều hoạt động như: Hỗ trợ mái ấm Công đoàn, tổ chức chương trình “Tết sum vầy”, đưa công nhân về quê đón Tết, thăm hỏi các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn…
Những hoạt động đó thực sự rất có ý nghĩa đối với công nhân lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, các cấp Công đoàn cũng thường xuyên theo dõi và giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng tại công ty, giúp công nhân lao động được bảo vệ và đảm bảo quyền lợi.
Ngày 15/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2019/ NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, gồm các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây. Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II gồm các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội. Nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở cần chỉ đạo Công đoàn cơ sở trực thuộc chủ động phối hợp với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo đúng quy định. |
Sang đầu năm 2020, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng, mong Công đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với người sử dụng lao động để thông báo công khai kế hoạch nâng lương của công ty cho công nhân lao động biết để yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời, tôi cũng mong muốn công ty có chế độ thưởng Tết hợp lý, tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa để công nhân lao động có Tết vui tươi, no ấm”.
Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đồng thời triển khai thực hiện tốt Nghị định số 90/2019/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (gọi tắt là Nghị định số 90/2019/NĐ-CP); để chủ động nắm bắt, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp và ổn định tình hình quan hệ lao động dịp tết Canh Tý 2020, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cấp công đoàn Thủ đô khẩn trương thực hiện một số nội dung quan trọng.
Trước hết, Công đoàn các cấp cần tổ chức tuyên truyền các nội dung của Nghị định số 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng tới người lao động, người sử dụng lao động và các cấp Công đoàn thành phố.
Cùng với đó, các Công đoàn cấp trên cơ sở cần chỉ đạo Công đoàn cơ sở trực thuộc chủ động phối hợp với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo đúng quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP, lưu ý khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các Công đoàn cấp trên cơ sở cũng cần chỉ đạo Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thông báo công khai kế hoạch nâng lương của doanh nghiệp cho công nhân lao động biết trước để yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của công nhân lao động và tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động để trao đổi với người sử dụng lao động, bàn bạc thống nhất không để người lao động bức xúc dẫn đến ngừng việc tập thể, lãn công tự phát.
Ngoài ra, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các cấp Công đoàn cần quan tâm, động viên kịp thời những công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo; những công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức tốt các hoạt động chăm lo tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cho công nhân lao động.
Các cấp công đoàn Thủ đô cần đẩy mạnh công tác giám sát của công đoàn đối với việc thực hiện Nghị định số 90/2019/NĐ-CP và pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội, trong đó chú trọng việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Đặc biệt, các cấp Công đoàn cần thực hiện các biện pháp đảm bảo ổn định tình hình trong công nhân viên chức lao động, thường xuyên theo dõi, năm bắt tình hình quan hệ lao động từ cơ sở, khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát cần chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21