Tiền lương, thu nhập và sức mua xã hội
Tạm hài lòng
Đại diện của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nói: “Mong muốn của người lao động và tổ chức công đoàn lớn hơn mức 5,5%, tuy nhiên vì muốn chia sẻ với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để có điều kiện tiếp tục chăm lo cho người lao động, vì vậy chúng tôi tạm hài lòng”.
Được tin này, hàng chục triệu công nhân lao động cả nước hết sức vui mừng vì sẽ có thêm một khoản thu nhập trong năm tới.
Năm 2020 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 5,5% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2019 |
Tuy nhiên đằng sau câu chuyện tăng lương tối thiểu này cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Tiền lương và thu nhập của người lao động có liên quan hữu cơ với nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống tiêu dùng. Tùy theo mức trượt giá hàng năm, nhiều năm qua người lao động đều đặn được tăng lương bình quân từ 5% - 6%/năm song nếu lạm phát thực tế tăng nhanh hơn tiền lương thì việc tăng hàng năm này không còn nhiều ý nghĩa nữa.
Ở nước ta, đầu tư xã hội, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là 3 trụ cột quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội. Riêng về tiêu dùng nội địa, có ý nghĩa hai mặt khi vừa góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa cải thiện đời sống người lao động. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kì năm trước.
Đó là một điểm đáng phấn khởi, tuy nhiên chúng ta chưa thể bằng lòng với việc nâng lương để cải thiện đời sống theo định kì hàng năm như hiện nay cũng như mức tăng trưởng của tiêu dùng xã hội hàng năm vẫn còn khiêm tốn.
Theo đánh giá của Ban Quan hệ lao động - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: “Hiện 69% công nhân lao động không có đủ tiền để trang trải cho sinh hoạt của mình, 31% nói họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương”. Qua số liệu trên có thể khẳng định rằng, phần lớn người lao động hiện nay đều có mức lương dưới mức chuẩn để đủ sống, họ đang phải vật lộn với công việc để nuôi sống bản thân và gia đình.
Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống nghèo nàn, không có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái, nhìn rộng ra các nước khác cho ta thấy, mức lương tối thiểu trung bình của Việt Nam là 3,34 triệu đồng, chỉ bằng 37% mức lương sàn châu Á và bằng 64% mức lương của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu tính cho Việt Nam. Do vậy công nhân lao động buộc phải làm thêm giờ để tăng thu nhập từ 11-16% hàng tháng, mặc dù họ không muốn làm thêm.
Trong khi đó, công nhân khi đi chợ chủ yếu mua mớ rau, đậu phụ… ở các chợ dân sinh, nơi đó giá cả dễ chịu hơn song cũng rất nhiều rủi ro về chất lượng hàng hóa và thực phẩm. Sống trong nhà trọ không đảm bảo những điều kiện tối thiểu để duy trì sức khỏe dài lâu cho mình và gia đình, họ mua sắm quần áo rẻ tiền, kém chất lượng để dùng, từ thu nhập còn khó khăn, nhiều người không có tiền dự phòng cho những lúc ốm đau, hoạn nạn xẩy ra. Hầu như ít được đi vui chơi và chi tiêu cho giải trí công cộng.
Trên thực tế hiện nay cũng có một số người lao động được may mắn làm việc ở một số doanh nghiệp có sức mạnh về nhiều mặt nên đời sống thu nhập có khá hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, những may mắn này không phải là phổ biến.
Sức mua sẽ được cải thiện?
Xét về sức mua xã hội, yếu tố cầu của nền kinh tế cho ta thấy, nếu được quan tâm đúng mức, đảm bảo được mức sống tối thiểu thì chắc chắn sức mua ở thị trường nội địa Việt Nam sẽ được cải thiện, không phải 10% - 11% như bình quân hiện nay mà có thể đạt mức tăng từ 14% - 15% hàng năm. Một khi tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ được cải thiện thì sản xuất có cơ hội mở rộng và ngày càng phát triển. Đây là mối quan hệ hữu cơ và rất biện chứng giữa tiền lương, thu nhập và sản xuất tiêu dùng xã hội.
Ở nước ta về lâu dài, người lao động cần được đãi ngộ theo xu hướng ngày càng được cải thiện, trước hết là được bù đắp để tái sản xuất giản đơn cho bản thân mình. Nếu chúng ta kéo dài tình trạng như hiện nay mà tiền lương thu nhập không đủ sống tối thiểu, sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho bản thân và gia đình họ đồng thời cho cả xã hội. Sức khỏe họ ngày càng giảm sút và phải dừng lao động khi còn đang ở độ tuổi làm việc. Nghĩ sâu xa hơn, đó là những gia đình này sẽ không sinh ra những đứa con khỏe mạnh cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Chính vì vậy, phải đặt ra một cách nghiêm túc việc đảm bảo tiền lương và thu nhập cho những thành viên lao động trong xã hội, nếu được quan tâm đúng mức chắc chắn họ sẽ có đủ sức sáng tạo, nhiều sáng kiến sẽ được nảy sinh.
Trong khi đó, lập luận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Hội đồng tiền lương về việc: “Nếu tăng lương quá nhanh thì sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất các sản phẩm, làm suy giảm sự cạnh tranh” vì vậy VCCI chỉ đề nghị tăng 3% lương, khác xa với mức 8% mà Tổ chức Công đoàn Việt Nam đề nghị.
Suy nghĩ đó có phần đúng nhưng chưa thật đầy đủ bởi vì: Nếu lương và thu nhập của người công nhân không đủ sống tối thiểu thì lâu dài lấy đâu ra đội ngũ lao động cường tráng để làm việc trong các doanh nghiệp. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, cần phải được coi trọng và đối xử đặc biệt. Tổ chức Công đoàn Việt Nam – đại diện cho công nhân và lao động cần phải có những chính kiến rõ ràng để bảo vệ lợi ích tối thiểu cho người lao động.
Các chính sách và luật pháp có liên quan đến công nhân và lao động được ban hành cần chặt chẽ minh bạch. Theo hướng tạo điều kiện cho công nhân và giới chủ doanh nghiệp có những thương lượng bàn bạc một cách thấu đáo và hợp lý, hợp pháp để vừa có lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vừa quan tâm đến đời sống người lao động một cách thỏa đáng.
Nghị quyết 27 của BCH TW khóa XII đã ghi rõ: “Đến năm 2020, mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của bản thân họ và gia đình” Vấn đề ở đây là tìm những giải pháp thực hiện mục tiêu của Đảng ta trong thời gian tới một cách sớm nhất để chăm lo một “nguồn vốn” quý nhất của mọi thời kì của một xã hội phát triển và văn minh, cũng chính là đáp ứng lòng mong mỏi của công nhân và lao động cả nước hiện nay và trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01