“Của để dành” cho người lao động

(LĐTĐ) Việc phát triển và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, một trong những trụ cột góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Đối thoại với hơn 100 doanh nghiệp FDI Nhật Bản về chính sách BHXH, BHYT Dung hòa lợi ích khi rút BHXH một lần Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT đến người dân khó khăn tỉnh Hòa Bình

Trong năm 2023, một trong những câu chuyện được đưa ra bàn thảo, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận đó là sửa đổi Luật BHXH bởi những thay đổi của chính sách có tác động rất lớn và liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hàng chục triệu người lao động (NLĐ) đang làm việc, đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ, người sử dụng lao động… và đặc biệt là an sinh xã hội của đất nước.

Trên cơ sở các chính sách được Quốc hội thông qua, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn, bao gồm: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện; giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; về quy định hưởng BHXH 1 lần; bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH; về căn cứ đóng BHXH bắt buộc; sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực Nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; sửa đổi, bổ sung về đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; về chi phí quản lý BHXH.

“Của để dành” cho người lao động
Tham gia vào quan hệ lao động, phần lớn NLĐ đều mong sau này có chế độ lương hưu, đảm bảo cuộc sống khi về già. (Ảnh: B.D)

Nhận định về dự thảo Luật BHXH sửa đổi, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa mạnh mẽ nội dung, yêu cầu cải cách chính sách BHXH theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và bảo đảm quyền an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp.

“Trong các chính sách sửa đổi của dự thảo Luật lần này, tôi quan tâm nhất tới 2 chính sách: BHXH một lần và giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm theo quy định hiện hành xuống còn 15 năm”, ông Quảng chia sẻ.

Ông Quảng phân tích, trong các chế độ của BHXH, chế độ hưu trí là chính sách tốt nhất, bền vững nhất, bảo đảm an sinh xã hội cho NLĐ. Tại Dự thảo Luật lần này, Ban soạn thảo đã sửa đổi theo hướng quy định NLĐ khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng. Như vậy, chính sách hướng tới đảm bảo điều kiện tốt cho quyền lợi của NLĐ, nhất là NLĐ tham gia vào quan hệ lao động muộn.

Qua tham khảo đa số ý kiến của NLĐ, họ đều đồng tình với quy định này. Việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu không chỉ tạo thuận lợi cho NLĐ, mà còn góp phần làm giảm tình trạng rút BHXH một lần, bởi nhiều người khi biết sẽ được hưởng lương hưu, biết đến chế độ hưu trí bền vững, chắc chắn sẽ ở lại với hệ thống BHXH.

“Ai cũng biết chế độ hưu trí là “của để dành” quý giá dành cho NLĐ khi về già. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút và “giữ chân” NLĐ trong hệ thống BHXH là hết sức quan trọng”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh.

Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng rút BHXH một lần tăng cao. NLĐ rời khỏi hệ thống BHXH ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi trước mắt và lâu dài của họ, và tác động tới chính sách an sinh xã hội của đất nước. Những người rút BHXH một lần đồng nghĩa họ không được hưởng chế độ hưu trí. Khi tuổi đời còn trẻ, khỏe thì rút BHXH một lần, về già NLĐ không có lương hưu, sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của họ cũng như chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà đang thực hiện. Do đó, điểm mấu chốt là cần giảm thiểu tình trạng rút BHXH một lần.

Bày tỏ đồng thuận cao với phương án rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm nhằm tạo thuận lợi cho NLĐ, giúp mở rộng đối tượng hưởng lương hưu cũng như giảm thiểu tình trạng rút BHXH một lần, ông Võ Mạnh Sơn - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Thực tế cho thấy, vì lý do nào đó, NLĐ không có cơ hội tham gia BHXH khi còn trẻ tuổi, đến độ tuổi trung niên (40 - 45 tuổi) mới tham gia BHXH. Do đó, nếu giữ nguyên quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu là 20 năm mới được hưởng lương hưu, thì những đối tượng này sẽ rất thiệt thòi. Ngoài ra, với những NLĐ không đóng BHXH liên tục, thì việc giảm thời gian tối thiểu sẽ giúp nhiều người đủ số năm tham gia và được hưởng lợi hơn.

“Hiện còn những ý kiến lo ngại về việc nếu giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH thì lương hưu của NLĐ sẽ rất thấp, khó đảm bảo cuộc sống. Song, tôi cho rằng, dù mức lương hưu có thấp, thì chế độ hưu trí vẫn đảm bảo đời sống cho NLĐ hơn là khi không có chế độ an sinh của Nhà nước; đó là chưa kể đến việc NLĐ còn được hưởng nhiều quyền lợi an sinh khác”, ông Võ Mạnh Sơn nêu quan điểm.

Bảo Duy

Nên xem

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tin khác

Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

Bảo hiểm hưu trí bổ sung - gia tăng thu nhập cho người lao động nghỉ hưu

(LĐTĐ) Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận và khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được quản lý theo từng tài khoản hưu trí cá nhân.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Hà Nội sẽ hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đề xuất 10 nhóm đối tượng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất người có công với cách mạng; thân nhân người có công; người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng sẽ được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Quy định về mức tham chiếu thay mức lương cơ sở

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Quy định về mức tham chiếu thay mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã quy định về “mức tham chiếu” - mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động