Công tác phòng chống HIV/AIDS đang phát huy hiệu quả
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị 20 năm điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam, do Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức vừa qua. Theo TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12/1990, hiện cả nước có hơn hai trăm nghìn người nhiễm HIV còn sống và lũy tích đến nay có hơn một trăm nghìn người tử vong do AIDS.
Chuyển đổi thành công thuốc điều trị ARV sang bảo hiểm y tế trở thành “phao cứu sinh” cho bệnh nhân HIV. |
Với những nỗ lực từ Chính phủ và hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế, đến hết tháng 9/2019, cả nước đang điều trị thuốc kháng vi rút ARV cho trên 142 nghìn người nhiễm HIV, tăng gần 280 lần so với năm 2004. Trung bình mỗi năm có trên 10 nghìn người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV. Số ngày chờ từ khi đăng ký điều trị cho đến khi được điều trị ARV đã giảm từ trên 350 ngày năm 2011 xuống còn 0 ngày vào năm 2018.
Người nhiễm HIV đã được đưa vào điều trị ARV trong ngày với thời gian từ khi có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính cho đến khi được khẳng định nhiễm HIV và điều trị ARV có nơi chỉ còn có 6,5 giờ. Việc cấp phát thuốc ARV tối đa 90 ngày sử dụng đã được thực hiện cho người nhiễm điều trị thuốc ARV ổn định.
Song song với việc mở rộng độ bao phủ điều trị ARV, chất lượng điều trị ARV cũng được cải thiện và nâng cao dần qua các năm. Kết quả xét nghiệm tải lượng HIV trong 3 năm gần đây cho thấy hiệu quả chương trình điều trị được duy trì cao liên tục qua các năm. Kết quả 9 tháng đầu năm 2019 có 96% người bệnh điều trị thuốc ARV được xét nghiệm có kết quả tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế (<1000 bản sao/ml máu) và gần 95% có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (<200 bản sao/ml máu).
Như vậy, tại Việt Nam có gần 95% người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV hiện nay không làm lây truyền HIV qua quan hệ tình dục cho bạn tình của họ. “Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV. Người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm với dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ.
Bằng chứng khoa học trên cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, bà Hương nhấn mạnh. Đáng chú ý, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm từ 10% (2011) xuống còn 2,6% vào tháng 6/2019. Số cơ sở điều trị ARV tăng từ 298 cơ sở (năm 2011) lên 453 cơ sở (năm 2019). Đặc biệt, Việt Nam cũng là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai thực hiện mục tiêu 90-90-90 từ tháng 10/2014 nhằm hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở dưới ngưỡng ức chế và ổn định. Đến nay, Việt Nam đã đạt được mục tiêu 90% số người được điều trị ARV trước thời hạn.
Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, để đạt được 2 mục tiêu đầu trong thời gian tới, trước mắt chúng ta còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua như: Nhận thức của một bộ phận người dân về lợi ích, hiệu quả điều trị ARV còn hạn chế; tình trạng kỳ thị và tự kỳ thị vẫn là rào cản chính trong việc tiếp cận điều trị sớm; tiếp cận nhóm người nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao còn gặp nhiều khó khăn; thị trường cung ứng thuốc ARV trong nước còn nhỏ bé, khó khăn cho việc cung ứng thuốc liên tục; nguồn ngân sách tài trợ quốc tế đang giảm nhanh trong khi chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ nguồn Quỹ bảo hiểm y tế mới được triển khai, cần thêm thời gian để vận hành hoàn thiện.
Tình trạng HIV kháng thuốc ở mức độ thấp
Ứng phó với nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm nhanh chóng, đặc biệt là với thuốc điều trị ARV, Việt Nam đã kịp thời chuyển đổi mô hình điều trị ARV từ các chương trình dự án tài trợ sang chi trả qua bảo hiểm y tế. PSG.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: “Trong tổng số 142.000 bệnh nhân đang điều trị ARV thì chúng ta đã chuyển đổi thành công hơn 42 nghìn bệnh nhân chỉ trong có 6 tháng, từ tháng 3/2019 đến tháng 9/2019.
“Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội cho thấy, nếu không được can thiệp dự phòng thì trong số 100 người nam quan hệ tình dục đồng giới chưa nhiễm HIV thì sau một năm sẽ có bảy người chuyển nhiễm HIV. Do đó, song song với việc mở rộng điều trị thuốc ARV, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV cho quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ…. Hiệu quả dự phòng nhiễm HIV của PrEP nếu tuân thủ tốt lên đến từ 95- 97%”, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay. |
Đây là thành công mà nhiều nước trên thế giới muốn tìm hiểu và học tập. Chúng ta sẽ tiếp tục chuyển đổi sang bảo hiểm y tế theo lộ trình cắt giảm của thuốc viện trợ để bảo đảm rằng khi không có thuốc viện trợ thì bệnh nhân vẫn tiếp tục được điều trị thuốc ARV đầy đủ và liên tục”.
Trước thực tế, mỗi năm Việt Nam có 10 nghìn người nhiễm mới HIV, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long chia sẻ, làm thế nào để người nhiễm HIV thuộc nhóm quần thể “ẩn” như nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, người tiêm chích ma túy… được tiếp cận sớm với các biện pháp dự phòng và điều trị thuốc ARV là một thách thức. Đặc biệt, nhóm quan hệ nam đồng giới (MSM) lây truyền HIV đã tăng gấp bốn lần so với những năm trước đây. Hiện, Việt Nam có khoảng 200 nghìn người MSM – tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch HIV diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
“Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội cho thấy, nếu không được can thiệp dự phòng thì trong số 100 người nam quan hệ tình dục đồng giới chưa nhiễm HIV thì sau một năm sẽ có bảy người chuyển nhiễm HIV. Do đó, song song với việc mở rộng điều trị thuốc ARV, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV cho quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ…. Hiệu quả dự phòng nhiễm HIV của PrEP nếu tuân thủ tốt lên đến từ 95- 97%”, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay.
Bên cạnh đó, kết quả các nghiên cứu, đánh giá về HIV kháng thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy tình trạng HIV kháng thuốc ở Việt Nam ở mức độ thấp. Kết quả đánh giá gần nhất thực hiện năm 2017 cho thấy HIV kháng thuốc khi bắt đầu điều trị ARV thấp dưới 5%. HIV kháng thuốc mắc phải sau 12 tháng điều trị ARV là 3%, sau 48 tháng điều trị là 3,4%.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38