Công nhân lao động phải ở nhà thuê xập xệ, làm sao tái tạo được sức lao động?

(LĐTĐ) Các khu công nghiệp mọc lên trên khắp mọi miền của đất nước, nhưng khâu quy hoạch nhà ở cho công nhân chưa được quan tâm thỏa đáng. Để người lao động dễ dàng tiếp cận với nhà ở xã hội, các chính sách cần hướng đến việc tăng nguồn cung.
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là cần thiết

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) phát biểu như trên tại phiên thảo luận của Quốc hội bàn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiều 1/6.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề cập đến chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế với quy mô 350.000 tỷ (Nghị quyết 43), nhưng đến nay Nghị quyết 43 chưa thực sự đi vào cuộc sống.

“Tại sao một chính sách đúng đắn như thế, kịp thời như vậy lại chậm triển khai? Tôi đề nghị Chính phủ cần phải đánh giá thật sâu, kỹ vấn đề này, xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể và từ đó có các giải pháp hữu hiệu hơn”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, thời điểm hiện tại có thể nói, Covid-19 đã được kiểm soát tốt, xã hội đang dần trở lại cuộc sống bình thường, những khó khăn mà đại dịch kéo dài đã gây ra cũng đang từng bước được giải quyết, trong đó, đối tượng công nhân, người lao động phổ thông được Đảng, Nhà nước quan tâm với những chính sách hết sức cụ thể.

Công nhân lao động phải ở nhà thuê xập xệ, làm sao tái tạo được sức lao động?
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) đề nghị có giải pháp phù hợp về nhà ở cho công nhân lao động.

Để hỗ trợ phần nào khó khăn của người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, theo đó, số tiền hỗ trợ để công nhân thuê nhà trọ từ ngân sách nhà nước là 6.600 tỷ đồng, dự kiến trên cả nước sẽ có 3,4 triệu lao động được hưởng chính sách này.

Vậy nhưng sau hơn 2 tháng triển khai, tiến độ giải ngân vẫn còn rất chậm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện cả nước chỉ phê duyệt gần 10.000 lao động, chiếm tỷ lệ là 0,3%, với khoản tiền 33 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,002% trong tổng số tiền hỗ trợ.

“Một chính sách hết sức đúng đắn, nhân văn như vậy vì sao chúng ta triển khai chậm? Tôi đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo thật cụ thể và nêu những giải pháp nào để giải quyết, tháo gỡ trong thời gian sớm nhất”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, công nhân là một trong những lực lượng chính tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, nhưng một thực tế là đời sống của hàng triệu công nhân lao động, nhất là công nhân trong các khu công nghiệp hết sức khó khăn, vất vả, nhất là vấn đề về nhà ở, với diện tích nhà ở xập xệ, khoảng hơn 10m2 là nơi sinh hoạt của cả gia đình, như vậy làm sao tái tạo được sức lao động để tạo ra của cải cho xã hội?

Pháp luật hiện hành có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở dành cho công nhân lao động, như là miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào các dự án hoặc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, chi phí thuê hoặc mua nhà cho công nhân được tính vào chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiện tại hầu hết công nhân vẫn thuê ở những nhà trọ trong khu dân cư. Các khu công nghiệp mọc lên trên khắp mọi miền của đất nước, nhưng khâu quy hoạch nhà ở cho công nhân rất ít được quan tâm. Để công nhân, người lao động dễ dàng tiếp cận với nhà ở xã hội, các chính sách cần hướng đến việc tăng nguồn cung.

Công nhân lao động phải ở nhà thuê xập xệ, làm sao tái tạo được sức lao động?
Toàn cảnh phiên họp ngày 1/6.

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp không triển khai được các dự án là do vướng mắc khâu thủ tục về vấn đề xây dựng. Như vậy, trước mắt cần phải giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, để cho các chủ đầu tư có thể thực hiện nhanh dự án, qua đó tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Cùng với đó, Chính phủ phải nghiên cứu mô hình nhà ở xã hội phù hợp với thực tế của đất nước ta để triển khai. Ví dụ, như ở Singapore hay Nhật Bản, nhà ở xã hội do chính quyền xây dựng, quản lý nên thực chất đây là nhà ở của Nhà nước cho người dân thuê có thời hạn, thường là rất dài, lên đến 99 năm.

Ở Việt Nam, theo đại biểu đoàn Bình Thuận, có thể xem xét kết hợp theo hướng nhà ở xã hội thuộc sở hữu của chủ đầu tư cho thuê theo giá thị trường và Nhà nước bù phần chênh lệch giá thuê cho công nhân, người lao động theo chính sách xã hội của mình được hay không? Nếu có thể giữ cho người lao động gắn bó lâu dài với công việc thông qua con đường an cư thì đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của đất nước ta trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, nhất là khi dịch bệnh đi qua.

“Tôi đề nghị Chính phủ sớm đánh giá một cách toàn diện và cụ thể vấn đề giải quyết nhà ở công nhân, người lao động để kịp thời tháo gỡ những bất cập, có những chủ trương đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người công nhân, người lao động được thực hiện hóa, tránh lặp lại câu "khâu triển khai thực hiện vẫn là khâu yếu" qua sơ kết, tổng kết”, đại biểu nhấn mạnh.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Xem thêm
Phiên bản di động