Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là cần thiết

(LĐTĐ) Giá đầu vào liên tục tăng cao khiến mặt bằng giá cả tăng theo làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và cộng nhân lao động. Do đó, việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là đúng đắn và cần thiết.
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Hôm nay (1/6), Quốc hội thảo luận về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Giúp giữ chân lao động ở lại doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội tại hội trường ngày 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, người lao động ủng hộ, đón chờ quyết định việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022. Trong thời gian, qua người lao động đã chia sẻ rất nhiều với doanh nghiệp, nhất là trong thời gian dịch bệnh, họ phải làm việc 3 tại chỗ, đồng ý tăng thời giờ làm thêm.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là cần thiết
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn Đắk Lắk) đề nghị tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.

Trước năm 2020, theo thông lệ, việc tăng lương tối thiểu vùng được điều chỉnh từ ngày 1/1 hàng năm, tiền lương tối thiểu của người lao động thường được tăng mỗi năm từ 5-7% nhưng trong 2 năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, tiền lương tối thiểu vùng đã không tăng, thu nhập giảm, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.

“Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá đang tăng. Trong bối cảnh đó, việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là đúng đắn và cần thiết. Tuy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tăng chi phí tiền lương, nhưng việc tăng lương tối thiểu không chỉ cho người lao động mà chính là giúp doanh nghiệp có thêm động lực để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, cho dù doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ban đầu nhưng tăng lương sớm có ý nghĩa thiết thực để người lao động ổn định đời sống, giúp giữ chân lao động ở lại doanh nghiệp, động viên tinh thần đối với người lao động gắn bó, hăng say, tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

“Tôi đề nghị Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng kể từ ngày 1/7/2022 như Tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và theo nguyện vọng của hàng triệu lao động theo hợp đồng trên cả nước”, đại biểu đoàn Đắk Lắk nhấn mạnh.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là cần thiết
Toàn cảnh phiên họp ngày 1/6

Phát biểu trước đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) phân tích kỹ khó khăn mà công nhân lao động đang gặp phải, qua các dẫn chứng từ khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn.

Theo đại biểu, trong thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng một bộ phận lớn công nhân lao động vẫn rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn trong và sau đại dịch.

Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy có 5% người được hỏi chỉ được ăn thịt, cá khoảng 1, 2 lần một tuần, 34% cho biết chỉ ăn thịt, cá 3 lần một tuần, 41% chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và thật xót xa khi còn nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có khả năng chi trả.

Ở nước ta, công nhân lao động chiếm khoảng 15% dân số, chiếm 27% lực lượng lao động nhưng có sứ mệnh lịch sử và sứ mệnh chính trị đặc biệt quan trọng và đóng góp cơ bản vào ngân sách cũng như GDP. Vì vậy, người lao động cần phải được đãi ngộ xứng đáng, phải được đặt vào trung tâm của các chính sách để được hưởng thành quả từ sự phát triển của đất nước, của dân tộc.

Chỉ có khoảng 55% người lao động có tiền lương và thu nhập đủ sống

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa dẫn quy định của Bộ luật Lao động về mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Nhưng trên thực tế, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 4/2022 cho thấy chỉ có khoảng 55% người lao động có tiền lương và thu nhập đủ sống, khoảng 25% phải chi tiêu tằn tiện, 13% không đủ sống ở mức tối thiểu.

Trong 2 năm, 2020 và 2021, để chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế, lương tối thiểu của người lao động không tăng. Còn từ ngày 1/7/2022 Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất, mức lương tối thiểu này sẽ được tăng thêm 6%.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là cần thiết
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) thảo luận tại nghị trường.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát từ năm 2020 đến nay, nếu tính tổng vào năm 2020 là 2,31%, 2021 là 1,84% và 5 tháng đầu năm nay là 2,25% thì đã vượt quá con số 6% này. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời gian vừa qua thì thực tiễn là người lao động giờ đây không chỉ phải làm thêm giờ mà phải làm thêm việc, nhiều người lao động sau thời giờ làm công việc chính thức phải làm thêm công việc khác tại nơi làm việc khác với số giờ làm việc dài, vắt kiệt sức khỏe và vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan nhà nước.

Lương tối thiểu giờ phải cao hơn hẳn so với lương tối thiểu tháng

“Với mức tăng 6% lương tối thiểu, vùng 1 cao nhất của nước ta sẽ là 4.680.000 tương đương với 200 USD, so sánh với các quốc gia trong khu vực thì mức lương tối thiểu này vẫn còn thấp”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói và cho biết thêm: Indonesia có dân số là 274 triệu thì mức lương tối thiểu tháng ở Jakarta là 323 đô la, Philippines dân số 110 triệu thì mức lương tối thiểu tối thiểu là 226 đô la, Thái Lan dân số 70 triệu mức lương tối thiểu là 260 đôla và dự kiến sẽ tăng lên hơn 300 đô la, Malaysia dân số 33 triệu thì lương tối thiểu ở 57 thành phố lớn là 282 đô la, ở Trung Quốc từ ngày 1/8/2021 lương tối thiểu tại thành phố Bắc Kinh nâng lên là 360 đô la.

Với mức lương tối thiểu và cơ cấu nguồn nhân lực trong khu vực như vậy thì việc tăng lương tối thiểu sẽ không tác động lớn đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngược lại, tăng lương tối thiểu một mặt cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, thâm hụt lao động cao, mặt khác, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình họ và đây cũng là giải pháp kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế.

“Công nhân lao động cũng như nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của quốc gia, để bảo vệ và phát triển tài sản quý giá này, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu năm 2023 để bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, như quy định của Bộ luật Lao động. Tôi rất kính mong nhận được sự thấu hiểu và chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp với người lao động”, đại biểu nhấn mạnh.

Đồng thời, đại biểu đoàn Lạng Sơn cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu giao cơ quan độc lập, có thể là cơ sở nghiên cứu để công bố hoặc phản biện lại mức sống tối thiểu do cơ quan thống kê công bố nhằm tăng cường tính khách quan, khoa học; nghiên cứu điều chỉnh mức lương tối thiểu giờ phải cao hơn hẳn so với mức trung bình của lương tối thiểu tháng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

(LĐTĐ) Tối 22/3, nguồn tin của Báo Lao động Thủ đô từ Hạt kiểm lâm Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cung cấp, đơn vị vừa ban hành quyết định khởi tố ...
Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Phó trưởng Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố đề nghị UBND huyện Thường Tín có biện pháp xử lý phù hợp với cán bộ, công chức vi phạm trong ...
Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐTĐ) Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao đến chuẩn hoá khi nhận được thông báo của các doanh nghiệp đạt hơn 1 triệu ...
TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

(LĐTĐ) Ngày 22/3, bác sĩ Luân Thanh Trường, Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đội ngũ y ...
Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi độ tháng 3, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại ngập tràn sắc hoa sơn tra, như một lời mời gọi ...
Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

(LĐTĐ) Tính đến ngày 22/3, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 2.235/3.700 Công đoàn cơ sở tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp, đạt tỷ lệ 61%.
Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

(LĐTĐ) Tiến độ thi công, bàn giao nhanh chóng đang trở thành điểm hấp dẫn giúp “siêu quần thể đô thị biển” của Vinhomes ở phía Đông Hà Nội thu hút ...

Tin khác

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐTĐ) Theo Cục Viễn thông, sau hơn 10 ngày triển khai, số lượng thuê bao đến chuẩn hoá khi nhận được thông báo của các doanh nghiệp đạt hơn 1 triệu thuê bao. Nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, đáp ứng tiến độ đã được đề ra, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để tất cả người sử dụng dịch vụ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao.
TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

(LĐTĐ) Ngày 22/3, bác sĩ Luân Thanh Trường, Trạm trưởng Trạm y tế xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đội ngũ y tế trạm vừa đưa một sản phụ 36 tuần có nguy cơ tiền sản giật do huyết áp cao (140/90 mmHg) vào đất liền để cấp cứu kịp thời.
Phát huy hơn nữa tinh thần "5 tiên phong” của thanh niên

Phát huy hơn nữa tinh thần "5 tiên phong” của thanh niên

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ, các bộ, ngành luôn đối thoại, trao đổi để tìm giải pháp hiệu quả nhất, khuyến khích sự cống hiến không mệt mỏi của thanh niên.
Chuyển đổi số trong ngành tư pháp: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

Chuyển đổi số trong ngành tư pháp: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn pháp luật "Chuyển đổi số trong ngành tư pháp".
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc

(LĐTĐ) Sáng 22/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".
Công bố các kênh chính thức của doanh nghiệp viễn thông để chuẩn hoá thông tin thuê bao

Công bố các kênh chính thức của doanh nghiệp viễn thông để chuẩn hoá thông tin thuê bao

(LĐTĐ) Trước hiện tượng một số đối tượng lợi dụng việc chuẩn hóa thông tin thuê bao để thực hiện các hành vi có dấu hiệu mạo danh lừa đảo, quảng cáo vi phạm pháp luật, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị người sử dụng dịch vụ viễn thông chỉ thực hiện theo các thông báo cập nhật, chuẩn hoá thông tin từ các kênh chính thức của các doanh nghiệp viễn thông di động.
Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

(LĐTĐ) Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa thiết thực cùng với các luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc chống án oan sai, chống bỏ lọt tội phạm trong quá trình tố tụng.
Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác truyền thông chính sách cần được chú trọng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Phải đảm bảo tiêu chí “nhà ở thỏa đáng”

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Phải đảm bảo tiêu chí “nhà ở thỏa đáng”

(LĐTĐ) Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở, bảo đảm thực hiện tốt hơn nữa quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở - một trong những quyền căn bản, thiết yếu của con người theo Công ước quốc tế và Hiến pháp 2013 - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần đảm tiêu chí “nhà ở thỏa đáng” trong phát triển các loại hình nhà ở.
Xem thêm
Phiên bản di động