Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Lễ hội đập trống của người Ma Coong và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Quyết định này vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký vào ngày 27/8. Lễ hội đập trống của người Ma Coong, một tộc người thuộc dân tộc Bru Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Lễ hội đập trống mừng mùa trăng mới, đậm chất nguyên sơ.
Vào giờ khai lễ, già làng đọc lời khấn, cầu trời đất phù hộ dân bản sống yên lành, làm ăn no đủ, mùa màng bội thu.
Tranh tài đua thuyền trong tiếng hò reo cổ vũ của bà con. |
Còn lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang ở huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức hàng năm vào dịp Quốc khánh 2/9. Từ năm 1946 đến nay, người dân vùng chiêm trũng Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền để mừng Tết độc lập. Các làng xã thi nhau chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài, gái đua giỏi.
Người dân đứng hai bên bờ sông Kiến Giang reo hò, cổ vũ. |
Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, việc công nhận 2 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của địa phương: “Có thể nói việc công nhân 2 di sản văn hóa phi vật thể này góp phần khẳng định mảnh đất, cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu gắn liền với quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất. Tạo điều kiện, cơ hội cho các địa phương quảng bá, giới thiệu di sản cho bạn bè cũng như du khách quốc tế”.
Thanh Tuấn/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40