Công đoàn cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách cho công nhân

(LĐTĐ) Chiều nay (2/12), Đoàn khảo sát Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - đã làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi làm việc.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31: Cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng Công đoàn cần chú trọng tuyên truyền, vận động nâng cao kỹ năng nghề cho công nhân Tháng Công nhân năm 2023 có chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”

Báo cáo về 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tổ chức Công đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Khởi đầu công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đội ngũ công nhân lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở nước ta có khoảng 5 triệu người, đến năm 2003, số lượng công nhân lao động là hơn 8,2 triệu người; và đến nay, con số này khoảng 15 triệu người.

Công đoàn cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách cho công nhân
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc.

Cùng với sự phát triển của GCCN, tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển, tập hợp đông đảo CNLĐ vào tổ chức Công đoàn. Đến nay, tổ chức Công đoàn có hơn 10,8 triệu đoàn viên đang sinh hoạt tại gần 126 nghìn Công đoàn cơ sở.

Báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ rõ: Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm GCCN Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách Nhà nước. GCCN đã đóng góp trực tiếp và to lớn vào quá trình phát triển đất nước, đóng vai trò nòng cốt trong khối liên minh GCCN - giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Đảng đoàn Tổng Liên đoàn đã lãnh đạo việc cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW thành mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2003 - 2008. Đặc biệt, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu nội dung, tinh thần Nghị quyết để xây dựng đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”; xây dựng đề án trình Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trước tình hình mới”.

Công đoàn cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách cho công nhân
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề về GCCN, tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ chỉ đạo của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, 100% LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động học tập, quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW. Các cấp Công đoàn đã ban hành 36 nghìn văn bản; tổ chức gần 88 nghìn cuộc tuyên truyền cho hơn 9,5 triệu lượt công nhân, viên chức, lao động. Qua đó, góp phần làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…

Cũng theo đồng chí Trần Thanh Hải, trong quá trình hoạt động, các cấp Công đoàn luôn nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác phát triển đảng trong công nhân. Đại hội X Công đoàn Việt Nam đề ra chỉ tiêu “Giới thiệu mỗi năm ít nhất 90.000 công nhân ưu tú để cấp ủy đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng”; Đại hội XI, XII Công đoàn Việt Nam đề ra chỉ tiêu: Bình quân hàng năm, mỗi Công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên công đoàn ưu tú cho tổ chức Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp.

Đến nay, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, các cấp Công đoàn đã giới thiệu hơn 1 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp.

Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Phan Văn Anh đã phát biểu, làm rõ thêm những vấn đề cần đặc biệt quan tâm đến GCCN và tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận, hoan nghênh, đánh giá cao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hệ thống Công đoàn các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Công đoàn cần tăng cường giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng chính sách cho công nhân
Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải báo cáo về 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tổ chức Công đoàn.

"Qua báo cáo đánh giá cho thấy kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện bài bản, căn cơ, từ xây dựng chương trình, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong hệ thống, đoàn viên; đồng thời quan tâm tiến hành kiểm tra, chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá công tác triển khai thực hiện. Đặc biệt, Đảng đoàn và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành 3 văn bản quan trọng.

Đó là: Tham gia bảo vệ thành công giữ được Điều 10 trong Hiến pháp, khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước"; và tham mưu để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới…

“Những việc làm trên đã giúp tuyệt đại đa số công nhân và người lao động tin tưởng vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước", đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của tổ chức Công đoàn, như: Một số chủ trương của Đảng chậm được thể chể hóa bằng pháp luật, chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống, như: Nhà ở, phúc lợi xã hội, thiếu việc làm, thu nhập thấp, phân hóa trong công nhân; một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hệ thống doanh nghiệp trong hệ thống chậm được tháo gỡ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội đối với đất nước của công nhân, đặc biệt công nhân lao động ngoài khu vực Nhà nước… đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị: Thời gian tới tổ chức Công đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, khơi gợi tinh thần yêu nước, ý thức đóng góp, xây dựng đất nước trong công nhân lao động; tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn; đồng thời đẩy mạnh tham gia xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách nhà ở, phúc lợi xã hội cho công nhân lao động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao động bằng những chính sách cụ thể (như hỗ trợ về thu nhập, tiền lương trong thời gian đào tạo)...

Về kiến nghị của Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng Đỗ Văn Chiến cho biết: Đoàn khảo sát sẽ tiếp nhận, tổng hợp để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố quyết định thành lập UBMTTQ lâm thời và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh (mới).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 10/1, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu là các nhà quản lý, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì buổi gặp mặt.
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025

TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025

(LĐTĐ) Ngày 10/1/2025, Ban An toàn giao thông (ATGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức lễ phát động ra quân thực hiện năm ATGT 2025 với chủ đề: "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm, tặng quà Tết cho 400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết chưa có nội dung xử lý cho trường hợp thủ tục hành chính đang được xử lý trong giai đoạn chuyển giao, sắp xếp (cơ quan trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhận kết quả, cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trả kết quả).
Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030 xác định, chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát, làm rõ, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan trong việc thẩm định quy chuẩn Việt Nam (QCVN) bảo đảm tính thống nhất, khách quan, tránh lợi ích nhóm, cục bộ của các bộ trong xây dựng, ban hành QCVN.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Xem thêm
Phiên bản di động