Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31: Cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng

Chiều nay (29/11), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 31 khóa XII. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì Hội nghị.
Công đoàn cần khẳng định vai trò trong đối thoại, thương lượng tập thể và bảo vệ người lao động Đánh giá đúng thực tế tình hình công nhân, viên chức, lao động để hoạch định chính sách hiệu quả Cán bộ, đảng viên Tổng LĐLĐ Việt Nam dự Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Hội nghị kỳ này sẽ cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng.

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31: Cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị.

Về dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn năm 2022, chương trình công tác công đoàn năm 2023, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh, trở lại trạng thái bình thường mới, hoạt động công đoàn thuận lợi hơn so với năm 2020, 2021. Đây cũng là năm chúng ta tổ chức, triển khai nhiều giải pháp trong Chương trình hành động 02 của Tổng Liên đoàn để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Vì vậy, ông Nguyễn Đình Khang đề nghị các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch nghiên cứu kỹ dự thảo báo cáo và thực tế của từng ngành, địa bàn được phân công theo dõi, tập trung thảo luận, phân tích kỹ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế; đặc biệt là một số vấn đề nổi lên gần đây liên quan đến cắt giảm đơn hàng của một số doanh nghiệp dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống; tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, kéo dài nhiều năm; qua đó, đề xuất các giải pháp của Công đoàn trong thời gian tới để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Về chương trình công tác công đoàn năm 2023, tại Hội nghị lần thứ 30 Đoàn Chủ tịch đã thống nhất chọn chủ đề hoạt động công đoàn năm 2023 “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”, Tổng Liên đoàn đã ban hành thông báo về một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn năm 2023. Tuy nhiên, để rõ hơn, cụ thể hơn những nội dung, nhiệm vụ, công việc của từng cấp Công đoàn, nhất là năm 2023 là năm diễn ra Đại hội, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã dự thảo “Chương trình công tác Công đoàn năm 2023”, đây là một nội dung mới so với các năm trước đây. Do vậy, đề nghị các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến.

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31: Cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật trình bày Dự thảo (lần 2) Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung.

Về báo cáo chính trị trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh đây là nội dung hết sức quan trọng, sẽ định hướng hoạt động công đoàn trong một giai đoạn. Do vậy, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu cho ý kiến, trong đó quan tâm tới những đánh giá kết quả của nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã phù hợp, chính xác chưa, chú ý đối chiếu với những vấn đề liên quan được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, các chủ trương của Đảng, nhà nước, các chương trình, nghị quyết của Ban Chấp hành đã được ban hành để cụ thể hóa, đặc biệt là hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Về dự thảo Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đề nghị Đoàn Chủ tịch tập trung thảo luận vào các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện trình xin ý kiến Ban Chấp hành trước khi lấy ý kiến tại đại hội, hội nghị Công đoàn các cấp bắt đầu từ tháng 12/2022.

Với hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn, yêu cầu sửa đổi lần này phải đáp ứng được 3 mục tiêu: Khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới; thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế. Dự kiến, hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (dự kiến tháng 10, 11/2024).

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 31: Cho ý kiến vào 17 nội dung quan trọng
Đại biểu dự Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 31 khóa XII.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Tờ trình đề xuất phê duyệt Đề án thí điểm sắp xếp Công đoàn ngành tập trung xuyên suốt hiệu quả, là 1 trong 17 đề án trong Chương trình hành động số 02 thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị.

“Đây là một trong các đề án lớn, do vậy, đề nghị các đồng thảo luận thật kỹ, nhất là các nội dung về bố cục, căn cứ xây dựng đề án, thực trạng tổ chức và hoạt động của Công đoàn theo ngành nghề; về quan điểm, mục tiêu, phương hướng sắp xếp Công đoàn ngành tập trung xuyên suốt hiệu quả; các giải pháp, đề xuất kiến nghị với tỉnh, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng ủy để đảm bảo tính khả thi của đề án” - Chủ tịch Nguyễn Đình Khang cho hay.

Ngoài các nội dung trên, Hội nghị cũng cho ý kiến vào Đề án Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định thay thế Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016, nhất là liên quan đến nội dung điều tiết các quỹ của tổ chức Công đoàn; Quy chế quản lý cung văn hóa, nhà văn hóa lao động và một số nội dung quan trọng khác.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Liên quan đến việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.
Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Để xây dựng được 1 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chất lượng, đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ kịp thời cho người lao động (NLĐ), Chủ tịch Công đoàn Công ty SWCC SHOWA Việt Nam Nguyễn Minh Sơn cho rằng cần phải có "4 được". Đó là: Được NLĐ đồng tình; được sự phối hợp, sẻ chia giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở; được sự đoàn kết, nhất trí của tập thể Ban Chấp hành trong mọi tình huống và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp trên.
Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade

Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade

Ngày 5/4, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4 - nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Tin khác

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Để xây dựng được 1 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chất lượng, đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ kịp thời cho người lao động (NLĐ), Chủ tịch Công đoàn Công ty SWCC SHOWA Việt Nam Nguyễn Minh Sơn cho rằng cần phải có "4 được". Đó là: Được NLĐ đồng tình; được sự phối hợp, sẻ chia giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở; được sự đoàn kết, nhất trí của tập thể Ban Chấp hành trong mọi tình huống và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp trên.
Đổi mới, linh hoạt trong công tác phát triển đoàn viên đáp ứng tình hình mới

Đổi mới, linh hoạt trong công tác phát triển đoàn viên đáp ứng tình hình mới

Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và các thách thức hiện nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới hoạt động Công đoàn, tăng cường phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Các cấp Công đoàn quận Ba Đình tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện

Các cấp Công đoàn quận Ba Đình tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện

Thời gian qua, cùng với việc quan tâm chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), các cấp Công đoàn quận Ba Đình còn tích cực triển khai các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.
Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Lan tỏa phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đã thật sự lan tỏa rộng rãi và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm: Mỗi việc làm đều vì người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm: Mỗi việc làm đều vì người lao động

Không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, luôn hướng về cơ sở, lấy đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm trung tâm của mọi hoạt động... Bám sát phương châm ấy, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hoạt động công đoàn ở huyện Gia Lâm luôn thiết thực, hiệu quả.
Chú trọng xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã và đang chú trọng triển khai xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn quận.
Bài học kinh nghiệm từ phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ

Bài học kinh nghiệm từ phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ

Để các phong trào trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) có sức sống bền lâu, ngày càng được nâng cao, cần khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Từ những kết quả đạt được năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã rút ra những kinh nghiệm sát với thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong năm 2025.
Kịp thời nắm bắt, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Kịp thời nắm bắt, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Tính đến ngày 14/3/2025, đã có 64/64 đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (đạt 100%) và 129 đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động. Thông qua các hội nghị này, đã phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động