Công diễn vở nhạc kịch nổi tiếng được sáng tác tại Côn Đảo
Việt Nam là quốc gia đầu tiên công diễn vở Opera Hoàng hậu Frédégonde | |
Nhạc kịch sẽ không còn xa xỉ |
Camille Saint-Saëns đánh giá một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Lãng mạn thế kỷ 19. Tài năng của ông được bộc lộ từ sớm, 5 tuổi đã biết sáng tác và được biểu diễn trước công chúng khi ông mới 10 tuổi. Ông thường được so sánh với thần đồng Mozart khi còn nhỏ.
Saint-Saëns đam mê khám phá, đặc biệt khi liên quan đến Á Đông. Theo nhà nghiên cứu Tim Doling, từ ngày 20/3 đến 19/4/1895, trong thời gian ở Côn Đảo, Saint-Saens đã hoàn thiện vở opera “Brunhilde” còn dang dở của đồng nghiệp quá cố, Ernest Guiraud (qua đời năm 1892). Sau khi hoàn thành, Saint-Saens đổi tên vở nhạc kịch thành “Hoàng Hậu Frédégonde”.
Hoàng hậu Frédégonde là câu chuyện về một giai đoạn lịch sử có thực của nước Pháp thời tiền Trung Cổ, một giai đoạn lịch sử của nhiều biến động và giao tranh xoay quanh vương quyền. Giữa những xung đột ấy, những giá trị nhân bản nhất, thuộc về bản chất yêu thương và thù hận của con người, được bộc lộ qua những diễn biến tâm lý mãnh liệt.
“Hoàng Hậu Frédégonde” thể hiện rõ nét những biến đổi trong tư duy sáng tác của các nhà soạn nhạc đang nỗ lực để bắt kịp những bùng nổ mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và giao thương vào giao thời giữa 2 thế kỷ diễn ra trên khắp thế giới. Đó là luồng tư duy chú trọng vào sự tinh tế của các chi tiết hơn là tổng thể tác phẩm, sự phá bỏ cấu trúc, và nét duyên dáng khi âm nhạc có thêm phong vị hương xa của phương Đông.
Ảnh hưởng từ miền đất nhiều huyền bí và văn hóa Á Đông đặc trưng tại Côn Đảo, Saint-Saëns đã để lại nhiều dấu ấn trong vở nhạc kịch với việc sử dụng các nhạc cụ như chiêng lớn, tam-tam, hoặc âm điệu từ kèn gỗ.
Vở nhạc kịch Hoàng hậu Frédégonde được công diễn tại Paris năm 1895 với 8 suất diễn. Và từ đó tới nay, vở nhạc kịch này chưa từng được diễn lại.
Trong lịch sử âm nhạc thế giới, nhiều tác phẩm giá trị bị quên lãng cho đến khi được được xuất hiện trở lại, được đánh giá và tôn vinh xứng đáng với tầm vóc của tác phẩm. Khán giả và nghệ sĩ Việt Nam có thể tự hào về cơ hội được biểu diễn và thưởng thức một tác phẩm lớn mà không nhà hát nào trên thế giới thực hiện trong hàng trăm năm qua.
Việc dàn dựng và biểu diễn vở nhạc kịch "Hoàng hậu Frédégonde" cũng tăng cường tích cực sự tương tác qua lại trong môí quan hệ về văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Pháp.
Vở nhạc kịch sẽ có sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt Nam và Pháp. Toàn bộ vở nhạc kịch được biểu diễn bằng tiếng Pháp.
Theo PN/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51