Nhạc kịch sẽ không còn xa xỉ

Sau thời gian im ắng, sân khấu Việt sẽ có dịp được “hâm nóng” bởi 35 buổi diễn trong dự án Nhạc kịch Broadway “Hope” tới đây của Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN). Theo đánh giá của những người trong giới nghệ thuật, việc PPAN “Việt hóa” thể loại Broadway giống như tìm được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tương lai của sân khấu.
tin nhap 20160929105022 Trình diễn toàn quốc vở nhạc kịch “Lá đỏ”

Biến không chuyên thành chuyên nghiệp

Công chúng từng biết đến PPAN khi vở “Góc phố danh vọng” do anh biên kịch và đạo diễn ra mắt cách đây 4 năm. Ngay sau đó, anh cũng cho công diễn vở “Đêm hè sau cuối”. Loại hình nhạc kịch Broadway lâu nay được xem là “con đẻ” của nền nghệ thuật phương Tây và các tác phẩm nhạc kịch kinh điển được gắn mác “made in Việt Nam” đến nay còn khá ít ỏi. Vì thế, ngay khi ra mắt lần đầu, “Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối” đã trở thành hiện tượng bởi tính đương đại “hồn Việt, xác Tây”, đồng thời mang đậm cá tính của PPAN.

tin nhap 20160929105022
Vở ”Góc phố danh vọng” dự kiến công diễn vào tháng 11.2016 tại L'Espace, Hà Nội.

Trở lại với “Hope”, PPAN và các cộng sự mong tiếp tục chứng minh là “công trình kiến tạo tập thể”, gây ngạc nhiên về tài năng và phong cách làm việc. “Hope” gồm 3 vở nhạc kịch theo phong cách Broadway, được công diễn liên tục 35 đêm trong nhiều tháng, gồm “Đêm hè sau cuối”(tháng 10), “Góc phố danh vọng” (tháng 11.2016) và “Mộng ước không xa vời” (tháng 1.2017). Cả 3 vở nhạc kịch này đều do PPAN viết kịch bản, đạo diễn, kiêm nhà sản xuất. Mỗi vở diễn có 35 diễn viên. Ngoài ra, để đảm bảo phần âm thanh được diễn live tuyệt đối, trên sân khấu mỗi vở sẽ có 17 nhạc công.

Thông qua “Hope”, PPAN muốn khẳng định chân lý; Con đường duy nhất để đặt chân tới “danh vọng” là đam mê và khổ luyện. Ngoài vài giọng hát từng thi tài năng trên truyền hình thực tế, được khán giả quen mặt, thì phần lớn nhân lực của “Hope” đều là những người thuộc thế hệ 9X, đang là sinh viên, học viên và chưa phải nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Họ đến với “Hope” với tất cả sự trong sáng, đam mê, không màng cả cát-sê, nhưng lại chịu áp lực rất lớn và khổ luyện dưới sự khắt khe và cầu toàn của PPAN, bởi ai muốn thì đều trở thành một phần của dự án. Thể loại nhạc kịch đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca hát - vũ đạo - diễn xuất, nên những người được chọn sẽ phải hát như ca sĩ, nhảy như vũ công, diễn như diễn viên và “cháy” hết mình bằng nhiệt huyết của cả ba người cộng lại.

Hướng đến sự “tử tế” trong lao động nghệ thuật

Trong buổi ra mắt dự án “Hope” tại Hà Nội, NSND Lê Khanh cho rằng: “Mộng ước của PPAN và các cộng sự trẻ tuổi đang nỗ lực thực hiện chính là niềm hy vọng của nghệ thuật Việt trong tương lai. Đó là làm ra những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có tính giải trí”. Còn theo nhà nghiên cứu và phê bình Nguyễn Thị Minh Thái, “Việt Nam cũng có những thể loại nhạc kịch thông qua các hình thức diễn xướng như tuồng, chèo, cải lương. Nhưng việc mà đạo diễn 9X “Việt hóa” thành công thể loại Broadway, mang dáng dấp và bản sắc Việt để nói về văn hóa Việt giống như tìm được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tương lai của sân khấu”.

Với tinh thần “bất ngờ như là cuộc sống”, từ kịch bản đến ngôn ngữ kể chuyện, “Hope” muốn phá vỡ định kiến thưởng thức về loại hình nghệ thuật nhạc kịch từ trước đến nay: Nhạc kịch không hàn lâm, mà rất dễ hiểu và giàu tính giải trí như các loại hình nghệ thuật phổ thông khác như ca nhạc, điện ảnh… PPAN chia sẻ, thông qua “Hope”, nhạc kịch sẽ không còn là loại hình nghệ thuật xa xỉ trong mắt công chúng. Với 35 đêm diễn hướng đến 10.000 khán giả thuộc mọi giới, ngoài lớp khán giả trí thức, dự án muốn hướng đến thành phần chưa từng tới rạp hát và không bao giờ có nhu cầu vào rạp hát bằng 10 suất vé/buổi với giá ưu đãi cho người lao động nghèo, trẻ lang thang, cơ nhỡ; và 50 suất vé/buổi dành cho học sinh, sinh viên.

Mọi nỗ lực hướng đến đại chúng của những người thực hiện “Hope” không chỉ dừng ở tràng vỗ tay ngắn ngủi sau đêm diễn, mà muốn gửi thông điệp mang tính xã hội: Là thái độ tích cực của con người Việt Nam, đặc biệt là người trẻ. Sống phải có niềm hy vọng và tin vào những mộng ước của chính mình, hướng tới sự tử tế trong lao động nghệ thuật, kiến thiết và sáng tạo ra không gian nghệ thuật giải trí văn minh. Qua đó, mỗi người sẽ có thêm động lực để thực hiện “mộng ước” riêng mình.

Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) sinh năm 1991 tại Hà Nội, từng giành học bổng du học toàn phần 4 năm tại Trường phổ thông Anglo-Chinese School (Singapore); 4 năm tại Đại học Hampshire, Massachusetts (Mỹ) - chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh. PPAN viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất 2 vở nhạc kịch với phong cách khác nhau (“Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối”) khi 21 và 22 tuổi, đồng thời đã thực hiện một bộ phim truyện nhựa dài 92 phút, ở tuổi 24. PPAN từng làm việc tại Walt Disney và tham gia một số dự án tại Hollywood, với các vai trò trợ lý sản xuất, dựng phim,…

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Xem thêm
Phiên bản di động