“Cởi trói” cho đất nông nghiệp
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian qua, chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn những hạn chế, bất cập. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, thiếu tầm nhìn dài hạn. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nơi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân.
Thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, tài chính đất đai và giá đất còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong triển khai thực tiễn. Nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững.
![]() |
Ảnh minh họa: Bảo Thoa |
Sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ nhỏ lẻ, ruộng đất manh mún, phân tán vẫn là rào cản lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp còn nhiều, nhưng việc xử lý còn hạn chế. Tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, ruộng đất manh mún, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp.
Tại Hội nghị Lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đại biểu cho rằng, Luật đất đai (sửa đổi) cần tạo thuận lợi cho tích tụ đất nông nghiệp; cho phép các doanh nghiệp, các đơn vị công lập, các công ty nông lâm nghiệp được tự chủ cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp để liên doanh, liên kết sản xuất.
Tiến sĩ Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu vấn đề thực tiễn: Hiện nay, các tổ chức phát triển quỹ đất ở các địa phương phần lớn hoạt động khó khăn, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của địa phương, chưa thực hiện được chức năng tạo quỹ đất phát triển theo quy hoạch, kế hoạch do vướng mắc về cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế về tài chính.
Để “cởi trói” vấn đề này, cần tạo ra loại hình “Ngân hàng quyền sử dụng đất nông nghiệp” nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai, thúc đầy hình thành thị trường quyền sử dụng đất lành mạnh.
Cùng ý kiến liên quan đến tích tụ đất nông nghiệp, Tiến sĩ Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, nên có chính sách khuyến khích tích tụ đất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu riêng.
Đối với vấn đề thuê, phí, theo ông Trần Công Thắng, thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp (đang có mức chung như bất động sản khác) hiện đang tương đối cao so với lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần giảm thuế, phí liên quan. Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành Nông nghiệp cần linh hoạt, hơn, nhất là đất lúa. Ngoài ra cần phải luật hóa hoạt động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất rừng sản xuất không phải rừng tự nhiên.
Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế đối với đất thuê từ 5 năm trở lên. Cá nhân, tổ chức đi thuê đất được thế chấp bằng giá trị thuê để vay vốn sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm cũng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn từ đất đai, do đó nên tăng chu kỳ trả tiền từ hàng năm thành từ 5-10 năm/một lần và cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
Theo ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed, Luật Đất đai 2013 được triển khai trong 10 năm nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp, trong đó, cần thể chế hoá các quy định về đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, Luật Đất đai (sửa đổi) phải giữ được đất, trồng cây gây rừng.
Dẫn chứng về trường hợp một khu đất 200ha sau khi cải tạo khó khăn để cấy lúa nhưng sau đó địa phương lại chủ trương đưa nước mặn vào để nuôi trồng thuỷ sản, ông Trần Mạnh Báo khẳng định, không giữ được đất là điều rất đáng tiếc.
Ông Trần Mạnh Báo cũng lưu ý về vấn đề hạn điền, đây là vấn đề bức xúc nhất cần được tháo gỡ. “Phải tăng lên về hạn mức giao đất, cho thuê đất mới có thể triển khai đầu tư quy mô lớn trong nông nghiệp, nếu giao nhỏ lẻ, manh mún 5ha, 10ha hay 30ha không thể “cởi trói” được cho doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn”, ông Trần Mạnh Báo khẳng định. Đồng thời kiến nghị cần nới rộng thời hạn thuê đất nông nghiệp và Luật cũng cần thể chế hoá nội dung đất sử dụng cho các dự án, công trình nông nghiệp.
“Nếu chúng ta làm công nghiệp có thể thuê đất trong khu công nghiệp, nhưng chế biến nông sản, chúng ta không thể đặt nhà máy chế biến trong khu công nghiệp được, vì trong đó có bụi mịn, hoá chất, ảnh hưởng tới sản phẩm nông nghiệp chế biến, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Lúc đó chúng ta bán cho ai? Do đó, các đơn vị chế biến nông sản phải được đặt ở giữa khu vực nông nghiệp, tránh xa khu dân cư. Nên có quy định đối với đất dành cho khu chế biến nông sản riêng, không thể đặt nó trong các khu chế biến, sản xuất công nghiệp”, ông Trần Mạnh Báo kiến nghị.
Nhiều ý kiến cho rằng, với các dự án thu hồi đất để phục vụ các dự án kinh tế xã hội, lợi ích quốc gia, công cộng, nhiều địa phương lúng túng đang không biết xếp các dự án chế biến nông lâm, thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây ăn quả có thuộc nhóm dự án nông nghiệp hay không. Điều đó gây trở ngại cho quá trình đầu tư và chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này. Bởi vậy. Luật Đất đai (sửa đổi) cần có những quy định để “cởi trói” cho đất nông nghiệp để hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội.
Nên xem

Những yêu thương rón rén…

Ngày Tây Ninh tại Hà Nội: Nhiều trải nghiệm thực tế đang đón chờ du khách

TP.HCM phát hiện thêm 1 trường hợp mắc đậu mùa khỉ

Mang “Bếp ấm cho em” đến với trẻ em tỉnh Điện Biên

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng Công đoàn Viên chức Việt Nam vững mạnh toàn diện

Quận Thanh Xuân tặng quà, biểu dương 100 người cao tuổi tiêu biểu
Tin khác

Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc
Thị trường 29/09/2023 14:13

Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý
Thị trường 29/09/2023 11:08

Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm
Thị trường 26/09/2023 08:47

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua
Thị trường 23/09/2023 21:20

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Thị trường 22/09/2023 16:51

Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023
Thị trường 21/09/2023 22:16

Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ
Thị trường 21/09/2023 21:45

Giá xăng tăng mạnh, RON 95 gần 26.000 đồng/lít từ 15h chiều 21/9
Thị trường 21/09/2023 17:06

Người dân Hà Nội đi bán chốt lời khi giá vàng lên cao
Thị trường 20/09/2023 16:33

Ngành bán lẻ thay đổi để thích ứng với thương mại điện tử
Thị trường 15/09/2023 13:34