Cội nguồn của giáo dục

Câu thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là nét đẹp truyền thống đã được duy trì, in sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người Việt mỗi độ tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc cho lớp sau tục lệ kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, sao cho trọn nghĩa“uống nước nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"...
coi nguon cua giao duc Tết Hoa của đồng bào dân tộc Cống
coi nguon cua giao duc Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Tết chay Vu Lan

Ý nghĩa sâu sắc

Đối với người Việt Nam, Tết cổ truyền luôn được coi là dịp nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Khi cành đào, cây mai khoe sắc thắm đung đưa trong gió xuân cũng chính là dịp tất cả mọi người tạm gác lại những bộn bề, lo toan thường nhật để trở về sum vầy bên gia đình, thầy cô và bạn bè.

coi nguon cua giao duc
GS Hoàng Chương

Xuất phát từ mong mỏi cùng nhau đón một cái Tết đông vui, hạnh phúc nên ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở cháu con rằng: “Mùng 1 Tết cha”, con cháu sẽ tề tựu đông đủ về từ đường bên nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nội. “Mùng 2 Tết mẹ” sẽ về từ đường bên ngoại, cũng thực hiện đầy đủ lễ nghi cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà ngoại.

Còn ngày “mùng 3 Tết thầy”, người Việt sẽ rủ nhau đến thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn người đã truyền đạt kiến thức, góp phần dạy dỗ chúng ta nên người. Đây cũng là thời gian hiếm hoi trong năm để bạn bè được ngồi lại bên nhau trò chuyện, chia sẻ và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc như trên, nhiều người đã cho rằng, câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nếu chỉ hiểu đơn giản là lịch trình ngày xuân thì chưa thể nói lên hết hàm ý sâu sắc trong lời dạy của người xưa.

Chia sẻ về điều này, GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng, những câu nói được lưu lại trong dân gian suốt từ đời này sang đời khác thường mang triết lý sâu sắc, thậm chí trở thành định nghĩa về tư tưởng, tình cảm của dân tộc.

coi nguon cua giao duc

Đối với câu thành ngữ “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” vĩnh viễn nói về giáo dục con người, nhắc nhớ con người đang sống hôm nay phải suy ngẫm về truyền thống trước nhất phải kính trọng cha mẹ bởi “công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tiếp đến là đạo thầy trò với quan điểm “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

Vì thế, nếu hiểu câu thành ngữ là lịch trình chơi xuân thì chỉ mang tính ước lệ công thức. Thực tế phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người ngày Tết mà sắp xếp đi thăm hỏi, chúc Tết cha mẹ, thầy cô.

“Trong ứng xử tình cảm, tâm linh không có thứ tự cụ thể, mọi ứng xử đều như nhau, quan trọng là sự tự giác của mỗi người.Trường hợp vì khoảng cách địa lý học trò không thể đến chúc Tết thầy thì mùng 3 Tết nên được hiểu là học trò sẽ nhớ tới thầy trong tâm khảm và nhớ lúc nào cũng được”, GS Hoàng Chương phân tích.

Cội nguồn từ giáo dục

Giải thích về cách cha ông ta tổng kết và sắp xếp những người xuất hiện trong câu tục ngữ, GS Hoàng Chương cho biết, trong đời mỗi người luôn có 3 người quan trọng không thể thay thế được. Trong đó, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục nhưng con người được sinh thành chưa đủ mà phải có thầy, bởi “không thầy đố mày làm nên” những ai thiếu kiến thức sẽ không trở thành con người hoàn chỉnh được.

coi nguon cua giao duc

Phân tích sâu hơn về chữ thầy, GS Chương cho rằng, chữ thầy ở đây rất rộng, trên mỗi chặng đường đời của từng gặp và nhận nhiều người khác nhau làm thầy. Ngay cả cha mẹ cũng là người thầy dạy dỗ, theo sát chúng ta từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Bản thân mỗi người phải nhắc nhở chính mình trong đạo lý ứng xử, phải luôn luôn tôn trọng và nghĩ đến những người đã cho mình trí thức cùng sự hiểu biết để sống trong đời.

Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc, trong đó có Tết cha mẹ, Tết thầy đang bị người trẻ quên lãng hoặc tồn tại một cách mờ nhạt. Chính vì điều này mà văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc đang dần mất đi, nhiều lễ nghi được vun đắp từ bao đời đang bị người trẻ lãng quên.

Thanh niên chỉ mong đến Tết để đi chơi, đi du lịch, một số khác chọn lựa về quê là để hưởng thụ không khí nhàn nhã chứ không phải vì tổ tiên, cha mẹ. Có những người còn “khoán trắng” Tết lại cho cha mẹ, bản thân hoàn toàn quên bổn phận làm con.

“Theo tôi việc vui chơi, du lịch cũng là nhu cầu cần thiết nhưng trước hết phải làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với gia đình. Muốn làm được điều này, trước hết phải giáo dục lớp trẻ nhận thức được văn hóa trong một gia đình cần có kỷ cương và đạo lý”, GS Hoàng Chương phân tích.

Lấy dẫn chứng cụ thể, vị giáo sư nói, khi sang Hàn Quốc vào dịp lễ tết, những thanh niên hiện đại sinh sống ở các thành phố lớn đều trở về nhà sinh hoạt theo nếp sống cũ. Họ chân thành quỳ lạy chúc phúc cho ông bà, cha mẹ một năm mới mạnh khỏe, bình an.

Là một người thầy, tôi không mong học trò phải mang ơn mình chỉ cần ngày lễ tết nhận được một lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới đã là 1 niềm vui lớn. Nó cho thấy học trò của mình là người có văn hóa.

Điều quan trọng trong Tết thầy, không phải là món quà to mà là sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

Để làm được điều này, mọi người cần làm tròn vai của mình, trò phải ra trò. Giờ đây người thầy không còn như xưa, không giữ được ái uy trong mắt học trò. Người thầy sống không gương mẫu, làm cho học trò coi thường thầy, ngày Tết không đến lễ thầy.

Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động