Tết Hoa của đồng bào dân tộc Cống
Sau Tết hoa lê rừng đổ bộ xuống Thủ đô | |
Tết hoài niệm... |
Đồng bào dân tộc Cống, tỉnh Điện Biên chuẩn bị cho Tết Hoa. |
Theo phong tục, trước Tết Hoa chừng hơn một tháng, người Cống sẽ chọn ra những cặp sản vật ngon nhất, quý nhất của mùa vụ trong năm như:
Bí xanh, bí đỏ, khoai sọ, củ đậu, bánh chưng, gà, rượu để dâng lên thần linh và tổ tiên. Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị lễ vật, trai tráng trong bản, bắt đầu rèn luyện sức khỏe để tham gia thi đấu trong lễ hội, phụ nữ Cống chọn trang phục cho các thành viên trong gia đình mặc vào ngày Tết. Chính vì vậy, Tết Hoa dường như thường đến với phụ nữ Cống sớm hơn, rộn ràng hơn theo mỗi phiên chợ.
Nói về Tết Hoa trong niềm tự hào, già làng bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Nạ Văn Phanh cho biết: "Trước đây Tết Hoa của người Cống thường kéo dài từ ba đến bốn ngày, đến nay chỉ còn tổ chức trong hai ngày và một đêm. Tuy nhiên không vì thế mà kém vui hay mất đi sự linh thiêng vốn có".
Trước ngày Tết Hoa, già làng phát lệnh cấm bản (người trong và ngoài bản không được tự do ra vào). Tết Hoa của người Cống gồm có hai phần, lễ và hội. Phần lễ được tổ chức tại nhà của thầy cúng hoặc trưởng dòng họ. Ngay từ sáng sớm 30-11, chủ lễ mỗi gia đình sẽ lên nương hái hoa về trang trí trong nhà. Điều đặc biệt là trong vô số loài hoa được hái về không thể thiếu hoa mào gà. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà chính là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Sau khi trang trí, chủ lễ tiếp tục mang lễ vật và hoa mào gà đến nhà thầy cúng. Tại nhà thầy cúng, hoa mào gà được buộc vào một cây tre còn nguyên cành dựng giữa nhà chủ tế. Sản vật cũng được dâng lên đầy đủ theo cặp, theo đôi.
Khi lễ vật đã dâng lên đầy đủ, đến giờ tốt, thầy cúng đánh hồi chiêng báo hiệu lễ cúng Tết Hoa bắt đầu. Thầy cúng thắp nhang và gọi thần thổ địa, tổ tiên, mẹ lúa về chứng kiến, thay mặt cho dân bản báo cáo tình hình mùa màng trong năm và cầu xin năm tới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người khỏe mạnh, an lành… Làm lễ khấn xong, thầy cúng nâng chén rượu đầu tiên chúc mọi người sức khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt. Sau nghi thức tế lễ tại nhà già làng, những hoạt động như: đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát mới được bắt đầu. Dưới ánh lửa trại, mọi người hòa nhịp trong tiếng trống, tiếng chiêng, vừa ca múa, vừa cầm những hạt thóc ném ra chung quanh.
Từ năm 2016 đến nay, Tết Hoa của người Cống đã được Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên hỗ trợ một phần kinh phí để người dân tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS của tỉnh.
Theo Sơn Hà/nhandan.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21